Để cắt cơn nghiện có người phải uống thuốc ngủ liên tục, thậm chí lấy dao cứa vào tay, có người nhờ gia đình nhốt, xích... Trong cuộc chiến cưỡng lại ám ảnh chết người của ma túy, có người thành công và cũng nhiều người thất bại.

 

Đây là câu chuyện có thực trong triển lãm Đối mặt với ma túy, triển lãm ảnh chính thức đầu tiên về cuộc sống của những người sử dụng ma túy tại Việt Nam, qua loạt tác phẩm của nhiếp ảnh gia Hoài Thanh.

50 con người cùng với nhà nhiếp ảnh đã dành hơn một năm để thực hiện bộ ảnh này. Triển lãm kéo dài từ 20 đến 25/6 tại 29 Hàng Bài, Hà Nội. Dưới đây là một số bức trong chùm ảnh của tác giả:

Thấu hiểu những đau đớn, vật vã khi từ bỏ ma túy nên khi đã cai thành công, anh Nguyễn Xuân Cường, 39 tuổi, Thái Nguyên quay ra tình nguyện giúp những người khác cùng cai. "Cái khó lúc cắt cơn là mệt mỏi lắm. Chúng nó đau thì xoa bóp từng đứa. Ốm đau nhưng nhiều đêm tôi vẫn thức trực, nhỡ các bạn cần gì", anh Cường nói.
Đây là một nhóm người sử dụng ma túy nhiều năm, người lớn tuổi nhất cũng đã 61. Gia đình họ đều đã bất lực vì người nào cũng qua hàng chục năm nghiện, số lần tái nghiện thì không thể đếm nổi. Vì thế, họ đã tập trung lại tại một nhà ở Cẩm Phả để bảo ban nhau, học hỏi để cùng giúp nhau cai nghiện.
Ảnh:
Còn những thanh niên này ở Quảng Ngãi lại mượn căn nhà ở một góc đảo chỉ qua lại được bằng thuyền để quyết tâm cai nghiện ma túy. Để được ở đó gia đình phải thắt lưng buộc bụng chu cấp cho mỗi người 1,5 triệu đồng một tháng. Có gia đình chịu được một năm, nhiều nhà chỉ được vài tháng là họ phải về.
"Lúc cai thì phải đấu tranh từng giờ, căng thẳng mất ngủ liên tục. Mình cai nhiều lần quá nên thuốc ngủ cũng nhờn rồi. Người ta uống 5-7 viên, mình phải uống tới 20 viên mà chỉ 2-3 tiếng phải uống", anh Thắng, 39 tuổi, ở Điện Biên (người mặc áo trắng) cho biết.
Còn với anh Đặng Trần Khánh, 32 tuổi, Hà Nội, chiếc xích này trước đây được dùng để xích anh.Giờ đây nó lại được dùng để xích xe máy vào buổi trưa chống trộm. Anh hiện tham gia một nhóm tự lực để giúp đỡ những người nghiện khác.
Cũng vì muốn cai nghiện, đoạn tuyệt với ma túy mà anh Tâm, 27 tuổi, An Giang đã xin ba mẹ ra sống trong một cái trại nhỏ ở đồng để chăm 10 công ruộng. Tuy thiếu thốn, điện không có nhưng nhờ đó giúp anh tránh được đám bạn. "May nhờ có cô Mỵ là người cùng cảnh động viên nên tôi mới có ngày hôm nay. Sau đó chúng em sống với nhau luôn ở đây", Tâm chia sẻ.
Từ những kinh nghiệm cai nghiện của mình, anh Đỗ Quang Khải, 34 tuổi, ở Vân Đồn, Quảng Ninh tham gia giúp đỡ các bạn của mình cai nghiện. Sau khóa tập huấn Dự phòng sốc thuốc, anh đã về hướng dẫn lại cho các bạn trong nhóm. Cũng nhờ có nó mà anh đã cứu sống được hai bạn bị sốc thuốc.
Con cai nghiện thành công, trở về với cuộc sống thường ngày là niềm vui lớn nhất của người mẹ già này. "Từ dạo tham gia hoạt động xã hội hắn chăm chỉ hẳn. Mở rửa xe mấy tháng đã đông khách. Hỏi có bạn gái sao chưa cưới, hắn nói muốn vượt qua ngưỡng đã mới lấy vợ. Trước hắn bán sạch chẳng còn gì. Cái tủ với cái xe này là hắn tích cóp mua được đó", mẹ của Kiên, một người từng là con nghiện ở Nghệ An nói.

"Bây giờ em cảm thấy còn hạnh phúc hơn nhiều người vì có con, có việc làm. Ở nhóm tất cả mọi người chia sẻ, không kỳ thị. Trước kia ít ai quan tâm, vậy mà giờ đã có nhiều người hỗ trợ mình", chị Mộng Linh, 32 tuổi, ở TP HCM chia sẻ.

Bà Khuất Thị Hải Oanh, đại diện Ban tổ chức triển lãm cho biết: "Chúng tôi hy vọng triển lãm không chỉ góp phần làm giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người sử dụng ma túy mà còn động viên họ sống tích cực. Và hơn hết để họ hiểu rằng - họ không đơn độc trong cuộc đấu tranh chống lại các động tiêu cực của ma túy".

 

                                                                                Theo VnExpress

Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục