Chị Phạm Việt Phương (Q.Tân Phú, TP.HCM), từng là nạn nhân của quảng cáo quá sự thật, cho biết rất nhiều sản phẩm thời trang, mỹ phẩm được quảng cáo quá tốt trên tivi nhưng khi sử dụng thì không giống như quảng cáo.

Chị Phạm Việt Phương (Q.Tân Phú, TP.HCM), từng là nạn nhân của quảng cáo quá sự thật, cho biết rất nhiều sản phẩm thời trang, mỹ phẩm được quảng cáo quá tốt trên tivi nhưng khi sử dụng thì không giống như quảng cáo.

Thực phẩm chức năng có thể trị bá bệnh, áo ngực thần kỳ làm vòng 1 thêm nảy nở, mỹ phẩm làm trắng, liền sẹo siêu tốc... là những sản phẩm được các công ty bán hàng qua TV quảng cáo trên rất nhiều kênh.

 

Cục Quản lý phát thanh truyền hình và thông tin điện tử (thuộc Bộ Thông tin - truyền thông) đang rà soát lại hoạt động phát sóng, quảng cáo bán hàng qua các kênh truyền hình và cho biết sẽ xử phạt nghiêm trường hợp quảng cáo quá sự thật.

Quảng cáo phóng đại

Đông trùng hạ thảo là một loại thực phẩm chức năng đang được khá nhiều doanh nghiệp (DN) bán qua kênh truyền hình. Giá bán mặt hàng này phổ biến ở mức 1,3 triệu đồng/sản phẩm. Sản phẩm được giới thiệu không chỉ cung cấp dinh dưỡng mà còn có chức năng phòng chống bệnh tật và tăng cường sức khỏe.

Đông trùng hạ thảo được quảng cáo có tác dụng tích cực với rối loạn tình dục, thận hư, đau lưng, hạ huyết áp... Trên kênh SCTV5, sản phẩm này được quảng cáo là chữa các bệnh đau lưng, mỏi gối, yếu sinh lý, ho hen... Tuy nhiên, một bác sĩ thuộc Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM khẳng định Đông trùng hạ thảo không có tác dụng chữa các bệnh nói trên mà chỉ có chức năng hỗ trợ.

Theo quy định của Bộ Y tế, DN không được quảng cáo thực phẩm chức năng như thuốc có tác dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, ngay cả sau khi đã bị dư luận lên tiếng việc quảng cáo gây ngộ nhận về tác dụng của thực phẩm chức năng, sản phẩm này vẫn được mô tả như... thần dược. Ví dụ, sản phẩm cao bán trên truyền hình có thành phần 15% tinh chất hồng sâm và 1% tinh chất nhung hươu.

Dù khẳng định không phải thuốc chữa bệnh nhưng công dụng của 1% tinh chất nhung hươu được nhấn mạnh là có tác dụng bổ sung các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể, bổ khí huyết, tráng nguyên dương, cường gân cốt, trị các chứng tai ù, mờ mắt, đau lưng, liệt dương... Theo ông N.V.H. - người từng làm cho một công ty bán hàng qua truyền hình ở TP.HCM, DN thường lợi dụng một số thành phần trong sản phẩm để quảng cáo nhập nhèm với công dụng của sản phẩm.

Tương tự, nhiều mặt hàng hỗ trợ làm đẹp cũng đang được quảng cáo tràn lan với tác dụng làm đẹp siêu tốc, ngoài sức tưởng tượng. Một trong những trường hợp đó là sản phẩm áo ngực Wonderful của Công ty cổ phần mua sắm Hạnh Phúc.

Theo giới thiệu của công ty này, không những có tác dụng làm vòng 1 của chị em phụ nữ nảy nở sau 15 giây mà mặc áo ngực Wonderful một thời gian, dù cởi ra ngực vẫn được săn chắc và to, không biến dạng!? Giá bán sản phẩm này lên tới 920.000 đồng/chiếc. Theo một cán bộ quản lý Cục Quản lý phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, quảng cáo như trên là quá sự thật.

Bắt đầu kiểm tra đột xuất

Ông Đào Kim Phú, trưởng đại diện phía Nam Cục Quản lý phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, cho biết ngay sau khi Happy Shopping bị xử phạt với hàng loạt hành vi vi phạm Luật thương mại, cục đã có văn bản yêu cầu các nhà đài khẩn trương rà soát hoạt động quảng cáo đang thực hiện của Happy Shopping.

Các đài có quảng cáo cho sản phẩm của công ty này phải xử lý theo đúng quy định pháp luật về quảng cáo và gửi văn bản về cục. Ông Phú cho biết đến thời điểm này, tất cả các đài ở khu vực phía Nam gồm HTVC, SCTV, Long An, Cần Thơ, một số kênh của VTV... đã có báo cáo về cục. Hiện Cục Quản lý phát thanh truyền hình và thông tin điện tử đang tiến hành kiểm tra hồ sơ và văn bản do đài gửi về. Cục cũng quyết định mở rộng đối tượng kiểm tra và bắt đầu kiểm tra đột xuất.

Liên quan đến tình trạng nhà đài để lên sóng hàng loạt phóng sự quảng cáo thổi phồng chất lượng sản phẩm, ông Đào Kim Phú cho biết cục đang tiến hành kiểm tra vấn đề này. Hoạt động kiểm tra được tiến hành theo quan điểm dù các đài cũng có chức năng phát sóng quảng cáo vì mục đích doanh thu nhưng cần đặt lợi ích của người tiêu dùng lên trên hết. Ông Phú cho biết nếu DN vi phạm, cục sẽ yêu cầu các đài dừng phát sóng ngay, bất kể nhà đài còn hợp đồng quảng cáo với DN hay không.

Một số mỹ phẩm không có chứng từ

Ông Đào Kim Phú cho biết tuần qua đơn vị đã kiểm tra đột xuất một số kênh truyền hình và mẫu quảng cáo các sản phẩm có chất lượng không như công bố mà báo Tuổi Trẻ đã thông tin trước đó.

Cụ thể, qua kiểm tra một số hồ sơ các sản phẩm được phát sóng trên một số kênh truyền hình cáp SCTV (Công ty TNHH truyền hình cáp Saigontourist) cho thấy hồ sơ quảng cáo của các sản phẩm không đầy đủ chứng từ theo quy định như: miếng dán cai thuốc lá Zero smoke, kem vùng ngực Perfect bust, kem trị sẹo Rejene, trang phục tạo dáng Slim N lift Air, kem dưỡng da Velform new today skin care cream.

Một số sản phẩm mà người tiêu dùng phản ảnh không có công dụng như quảng cáo cũng đang được kiểm tra. Đơn vị đã cho rà soát và yêu cầu các đài truyền hình cung cấp hồ sơ chứng từ về các sản phẩm này.

                                                                              Theo TuoiTre

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục