Thường xuyên trò chuyện với trẻ là phương pháp quan trọng nhất để trẻ phát huy tốt khả năng ngôn ngữ của mình.

Thường xuyên trò chuyện với trẻ là phương pháp quan trọng nhất để trẻ phát huy tốt khả năng ngôn ngữ của mình.

Theo thống kê sơ bộ từ các bệnh viện, trung tâm nghiên cứu tâm lý, hiện nay, số trẻ em bị rối loạn và chậm phát triển ngôn ngữ trên cả nước đã lên tới vài nghìn trường hợp. Điều đáng nói là số lượng trẻ mắc phải các rối loạn này ngày càng gia tăng, nhất là ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh do bố mẹ bận việc, ít có thời gian chăm sóc trẻ. Rối loạn ngôn ngữ không chỉ ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp mà còn ảnh hưởng đến việc học viết, tiếp thu kiến thức ở trường và trong đời sống sau này của trẻ.

 

Rối loạn ngôn ngữ do xem ti vi quá nhiều

TS Nguyễn Huy Cẩn, Viện Thông tin khoa học xã hội, Viện Khoa học xã hội Việt Nam cho biết, không tính đến yếu tố di truyền và bẩm sinh ở một số trẻ, tình trạng rối loạn và chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ nói tiếng Việt có nguyên nhân chủ yếu từ sự thiếu quan tâm của người lớn, chủ yếu là ông bà, bố mẹ và các cô nuôi dạy trẻ. Các phản ánh tại các trung tâm chữa trị cho trẻ em như Bệnh viện Nhi đồng II TP Hồ Chí Minh, Trung tâm Hy vọng số I Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý N-T do Bác sỹ Nguyễn Khắc Viện sáng lập cho thấy, một trong số nguyên nhân quan trọng dẫn đến hiện tượng rối loạn và chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ bắt nguồn từ việc gia đình cho trẻ em xem ti vi quá sớm và quá nhiều (có khi tới 80% số giờ chơi của trẻ ở gia đình). Nhiều trẻ từ 1-2 tuổi đã được ông bà, bố mẹ cho xem các trò chơi trên truyền hình hoặc xem quảng cáo trong bữa ăn thay vì giao tiếp trực tiếp với trẻ. Trẻ xem ti vi quá nhiều dễ mất đi một "bầu sữa" rất quan trọng, đó là môi trường tự nhiên của tiếng mẹ đẻ. Khi xem ti vi, trẻ chủ yếu thông qua hình ảnh để nhận biết thông tin, chúng rất ít chú ý tới lời nói. Hơn nữa, trẻ 1-2 tuổi hầu như không thể tiếp thu được lời nói, từ ngữ trong các chuỗi âm thanh phát ra từ ti vi. Sự thiếu hụt về giao tiếp ngôn ngữ đã khiến cho trẻ em gần như không tiếp thu được các từ và cấu trúc câu tiếng Việt, nhất là đối với các từ mới. Khi xem ti vi, trẻ rất khó bắt chước cử động của miệng, môi, lưỡi để phát âm một từ nào đó và càng khó nhận biết các thành phần tách biệt trong từ, ngữ tiếng Việt. Gần như trẻ chỉ tiếp thu được thông tin bằng ngữ điệu và giọng điệu, thiếu hụt vốn từ và các mẫu câu để diễn đạt tình cảm và suy nghĩ của mình với mọi người xung quanh. Chính nguyên nhân này dẫn đến rối loạn và chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ.

Giải pháp chính là giao tiếp

Để giảm thiểu rối loạn và sự chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ em, một biện pháp quan trọng, cần phải thực hiện càng sớm càng tốt là hạn chế việc trẻ tiếp xúc với ti vi, màn hình vi tính, nhất là trong giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tuổi, vì đây là thời kỳ trẻ bắt đầu xây dựng những cơ sở ban đầu về khả năng ngôn ngữ của mình. Một biện pháp khác là giao tiếp trực tiếp để hướng dẫn cho trẻ làm quen với các đồ vật, hành động, cử chỉ liên quan đến các yêu cầu và ước muốn của chúng. Trên thực tế, phương pháp này được các trung tâm nuôi dạy trẻ áp dụng khá thành công. Chẳng hạn như ở Trung tâm Hy vọng số I Hà Nội, nơi hiện đang chữa trị những trẻ chậm phát triển trí tuệ, tự kỷ thông qua việc giúp các trẻ này phát triển khả năng giao tiếp. Trong những năm gần đây, 31 % số trẻ được dạy ở trung tâm này có kết quả tốt, một số trẻ đã hòa nhập vào các lớp mẫu giáo bình thường, 58% số trẻ có tiến bộ về mặt giao tiếp, ngôn ngữ và hành vi. Hay tại khoa Tâm lý, Bệnh viện Nhi đồng II TP Hồ Chí Minh, nhờ các biện pháp sư phạm, trong đó người lớn cùng tham gia vào các trò chơi, các giáo viên đã hướng dẫn thành công cho hàng trăm trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ, giúp trẻ trở nên bạo dạn hơn trong giao tiếp và biết sử dụng các từ ngữ cần thiết để biểu đạt nhu cầu.

Theo TS Nguyễn Huy Cẩn, gia đình cần chú ý tới các phương pháp có tính "cá biệt hóa", tức là tùy vào từng trường hợp cụ thể của mỗi trẻ mà có phương pháp phát triển ngôn ngữ thích hợp. Mặt khác, cần khuyến khích khả năng nói, tăng cường cho trẻ tiếp xúc với môi trường giao tiếp hấp dẫn. Không nên gò ép trẻ phải có tiến bộ ngay trong việc học các từ và câu mới mà cần dạy trẻ một cách dần dần, bền bỉ, mỗi ngày một số từ và câu nói mới, trong đó đặc biệt chú ý dạy trẻ những từ, ngữ cần thiết trong sinh hoạt và gọi tên đồ vật xung quanh. Cần thành lập những cơ sở chuyên nghiên cứu ứng dụng về bệnh lý ngôn ngữ. Việc nghiên cứu mang tính liên ngành nhằm khôi phục, phát triển khả năng ngôn ngữ cho trẻ bị rối loạn và chậm phát triển ngôn ngữ.

                                                                            Theo HaNoiMoi

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục