Đái tháo đường trẻ em (ĐTĐTE) là một bệnh nội tiết không phổ biến như người trưởng thành. Khoảng 90% ĐTĐTE là týp 1, số còn lại là ĐTĐ týp 2, thường gặp ở trẻ bị thừa cân và béo phì hoặc trong hội chứng gây béo khác như HC Prader-Willi, Laurence –Moonbiedl...

Nguyên nhân ĐTĐ ở trẻ em thường do yếu tố di truyền và quá trình viêm tự miễn phá huỷ cấu trúc tế bào bêta tuỵ làm giảm sản xuất insulin, gây tăng đường huyết (ĐH) mạn tính. Vì vậy, liệu pháp điều trị thay thế insulin là bắt buộc và ngay sau khi xác định chẩn đoán ĐTĐ càng sớm càng tốt. ĐTĐTE không được uống các loại thuốc Đông y hoặc các bài thuốc cổ truyền của người lớn, nếu không điều trị bằng insulin, trẻ sẽ bị biến chứng mù loà, suy thận hoặc nhiễm toan ceton dẫn đến tử vong.

 Tế bào bêta tuyến tụy tiết ra insulin điều hòa đường huyết.

Làm thế nào để biết trẻ mắc ĐTĐ?

Để khẳng định trẻ có mắc ĐTĐ hay không, cần phải có các xét nghiệm và chẩn đoán chính xác để tránh việc điều trị sai. Việc chẩn đoán gồm 4 giai đoạn:

Giai đoạn sớm chưa có biểu hiện lâm sàng: Chính vì chưa có biểu hiện lâm sàng nên bệnh chỉ được phát hiện khi khám và làm các xét nghiệm để chẩn đoán và dự phòng bệnh trong thời gian tới.

Giai đoạn bị bệnh đái tháo đường: Đây là giai đoạn đã có những triệu chứng với hai đặc điểm lâm sàng là:

Khởi phát đột ngột và cấp tính: đái nhiều, uống nhiều, mất nước, rối loạn nhịp thở Kussmaul, nhiễm toan ceton và hôn mê.

Khởi phát từ từ: đái nhiều, uống nhiều, ăn nhiều và gầy sút cân trong vài tuần hoặc vài tháng. Kèm theo các triệu chứng khác như: đái dầm dai dẳng, đau bụng, nôn, nhiễm trùng sinh dục và da tái diễn, mệt mỏi, giảm tập trung khi học.

Cần đưa trẻ đi làm xét nghiệm glucose máu & niệu để phát hiện bệnh ĐTĐTE khi có đái nhiều, uống nhiều và gầy sút cân.

Giai đoạn thuyên giảm một phần “tuần trăng mật”: Bệnh nhân không cần dùng insulin ngoại sinh vì glucose máu, HbA1C bình thường, nhu cầu insulin thấp < 0.5 u/kg/ngày. Khoảng 30-60% trẻ em có giai đoạn thuyên giảm bệnh sau 1-6 tháng bắt đầu điều trị insulin. Do đó, với bệnh nhân mới chẩn đoán ĐTĐ, phải giám sát chặt chẽ glucose máu trong 6 tháng đầu điều trị insulin.

Giai đoạn ĐTĐ vĩnh viễn, toàn bộ tế bào bêta bị phá huỷ, thiếu insulin toàn bộ: Đái nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, giảm cân, mệt mỏi, thị lực giảm, mất nước và có thể đái đường nhiễm toan ceton. Đặc điểm: ít gặp ở trẻ dưới 1 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh tăng dần theo tuổi và thường bị ĐTĐ khi dậy thì 10-14 tuổi.

Điều trị như thế nào?

Mục đích cần đạt được khi điều trị insulin ở trẻ em là đảm bảo ĐH ổn định trong giới hạn cho phép từ 4-7 mmol/l vào ban ngày và 4-9 mmol/l vào ban đêm. HbA1C < 7 %; trẻ tăng cân đi học được; phát triển thể lực và sinh dục bình thường; hạn chế những biến chứng xảy ra trong quá trình điều trị. Do đó, cần phải có kế hoạch khám và điều trị rất chặt chẽ cho trẻ.

Chế độ ăn cho trẻ mắc ĐTĐ

Chế độ ăn của trẻ bị ĐTĐ không kiểm soát chặt chẽ như người lớn, vì cơ thể trẻ đang phát triển cần ăn đủ chất, đảm bảo phát triển, tăng trưởng trong giai đoạn dậy thì và vị thành niên, nhưng phải kiểm soát glucose máu ổn định.

 

                                                                            Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Cứu sống bé trai đuối nước giờ thứ 4 và những điều quan trọng phụ huynh cần lưu ý

(HBĐT) - Tuần qua, khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã cứu sống bé trai 11 tuổi bị đuối nước. Theo nhận định, có được kết quả này một phần do bé trai rất may mắn được đưa lên mặt đất kịp thời, cách sơ cứu hiệu quả. Một phần do được các thầy thuốc bệnh viện điều trị, chăm sóc tích cực.

Đa dạng hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá

(HBĐT) - Trong những năm gần đây, các cấp, ngành của tỉnh đã quan tâm đến công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHCTL). Tuy nhiên, các loại thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha đang len lỏi trong cuộc sống làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Việc đa dạng hình thức truyền thông, tăng cường kiểm tra việc thực thi Luật PCTHCTL nhằm hạn chế sử dụng thuốc lá trong cuộc sống hàng ngày là cần thiết.

Tỷ lệ tiêm chủng mở rộng không đạt kế hoạch, cả nước đã hết vaccine 5 trong 1

Một số loại vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng đang thiếu, tỷ lệ tiêm chủng không đạt theo kế hoạch và thấp hơn so với năm 2021, công tác mua sắm vaccine trong thời gian tới… là những thông tin được các đại biểu đưa ra tại Hội nghị sơ kết công tác tiêm chủng mở rộng năm 2022 khu vực phía Nam ngày 23/5.

Việt Nam thuộc nhóm 15 nước nam giới hút thuốc lá nhiều nhất thế giới

Sáng 23/5, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Y tế tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí về phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Lấy máu xét nghiệm sàng lọc gen bệnh tan máu bẩm sinh

(HBĐT) - Từ ngày 17- 22/5, Chi cục Dân số - KHHGĐ phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Trung tâm Y tế các huyện tổ chức lấy máu xét nghiệm sàng lọc gen bệnh tan máu bẩm sinh tại các huyện Cao Phong, Lương Sơn và Yên Thuỷ. Đây là các địa phương đã được triển khai tập huấn và xét nghiệm sàng lọc gen bệnh tan máu bẩm sinh năm 2022.

Chung tay đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh vì sức khoẻ cộng đồng

(HBĐT) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) có 2 biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể nên bệnh nhân phải điều trị suốt đời, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ sẽ có nhiều biến chứng, làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục