Đề tài nghiên cứu "Giáo dục trẻ em trong các gia đình ở đô thị hiện nay" của Viện Xã hội học (Viện Khoa học xã hội Việt Nam) cho thấy, nhận thức của các bậc phụ huynh về vấn đề giáo dục giới tính cho trẻ em còn khá hạn chế. Điều đó một lần nữa gióng hồi chuông cảnh tỉnh khi trẻ em còn quá mù mờ thông tin về giới tính và hậu quả xấu rất có thể xảy ra.

 

Theo số liệu thống kê, hiện Việt Nam là một trong 3 nước dẫn đầu thế giới về tỷ lệ nạo phá thai. Mỗi năm trên cả nước ước tính có từ 1,2 đến 1,6 triệu ca nạo phá thai, trong đó số trong độ tuổi vị thành niên chiếm 20%. Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng này là giáo dục giới tính cho trẻ em nói chung và giáo dục giới tính cho trẻ em trong gia đình nói riêng còn yếu kém.

Nhận thức sai
 


Hiểu biết kiến thức về giới tính giúp các bạn trẻ phát triển toàn diện, tránh những sai lầm đáng tiếc. Ảnh: Yến Ngọc

Giáo dục giới tính dường như vẫn là một khái niệm mới trong xã hội Việt Nam. Giáo dục giới tính, hiểu một cách đầy đủ là sự giáo dục về sinh lý cơ thể, vệ sinh thân thể, sức khỏe sinh sản và tình dục. Thế nhưng ở nhiều gia đình, các bà mẹ không giải thích được cho con những điều sơ đẳng nhất về giới tính. Cha mẹ cũng chưa hiểu được rằng nhu cầu tìm hiểu về giới tính của con cái là điều tự nhiên, cần thiết và tất yếu nên họ không giáo dục cho con về vấn đề này, nhiều người hiểu vấn đề nhưng vì ngại nên không muốn nói ra.

Ở nước ta, giáo dục giới tính không được hiểu theo đúng nghĩa của nó. Gia đình Việt Nam ngày nay còn chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng phong kiến và bởi vậy, việc giáo dục giới tính hạn chế trong những lời răn dạy về đạo đức. Hoạt động giáo dục giới tính phổ biến trong các gia đình chỉ dừng lại ở góc độ dạy vệ sinh thân thể ở tuổi dậy thì. Với nhiều bậc phụ huynh, giáo dục tình dục hầu như chưa bao giờ được đặt ra.

Các chuyên gia thực hiện đề tài nghiên cứu "Giáo dục trẻ em trong các gia đình ở đô thị hiện nay" của Viện Xã hội học đã tiến hành điều tra 287 người, cho thấy nhận thức của các bậc phụ huynh về vấn đề giáo dục giới tính cho trẻ trong gia đình khá hạn chế. Cụ thể, chỉ có 61,6% bố mẹ thấy cần thiết phải trao đổi với con về vấn đề giới tính, số còn lại không thấy được sự cần thiết của vấn đề trên. Một điều đáng chú ý khác là bản thân cha mẹ cũng thiếu thông tin về giáo dục giới tính, nên dù có muốn, có hiểu vấn đề thì họ cũng gặp nhiều khó khăn trong việc giáo dục con cái. Do đó, trẻ không được chỉ bảo, hướng dẫn những kiến thức tối thiểu về giới tính. Hệ quả là trẻ em, cả nam lẫn nữ hầu như phát triển một cách tự nhiên.

Gia đình chưa làm tròn vai

Trong cuộc sống hằng ngày có rất nhiều điều liên quan đến vấn đề sinh sản, tình dục. Phim ảnh ập vào tai, mắt con trẻ, gây cho trẻ những thắc mắc. Khi đó, nếu gia đình và nhà trường lại im lặng hoặc không biết cách giải thích phù hợp để các em hiểu thì trẻ dễ hoang mang hoặc tò mò tự tìm hiểu, cả hai đều có thể dẫn đến hệ lụy khó lường. Ở tuổi dậy thì, cơ thể các em vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ, có khả năng sinh sản song về mặt tâm lý, các em hay cáu giận, dễ bị kích động trong khi nhận thức chưa chín. Do không có hiểu biết đầy đủ, các em có thể bắt chước phim ảnh, sách báo có nội dung không lành mạnh. Trên thực tế đã có nhiều trường hợp các em nam phạm tội hiếp dâm, các em nữ có thai ở tuổi vị thành niên. Nhiều trẻ ở lứa tuổi 14-15, còn cắp sách đến trường, chưa có kinh nghiệm về cuộc sống gia đình nhưng đã phải làm cha mẹ do thiếu hiểu biết về tình dục. Đây là vấn đề làm đau đầu người lớn và người ta cho rằng nguyên nhân là do tác động từ kinh tế thị trường, sự du nhập của văn hóa ngoại lai, chạy theo lối sống ăn chơi, suy đồi về mặt đạo đức. Tuy thế, xét một cách toàn diện thì gia đình có lỗi khi để trẻ vướng vào rắc rối.

Ở nhiều gia đình, các bậc cha mẹ cố né tránh việc trao đổi vấn đề giới tính. Họ luôn sợ rằng con mình biết quá sớm, thậm chí con cái hỏi mà vẫn còn suy nghĩ xem liệu có cần thiết nói với con hay không. Nhiều bậc cha mẹ mỗi khi con cái nói về vấn đề tình dục lại lảng tránh sang chuyện khác. Họ luôn tạo cho con mình ý thức không nên đi vào những vấn đề của người lớn. Vậy bao giờ thì con cái được bố mẹ coi là người lớn? Câu hỏi này rất ít bậc cha mẹ nghĩ đến. Mặt khác, hiện nay ở Việt Nam chưa có chương trình giáo dục giới tính và tình dục một cách toàn diện cho trẻ em. Chính sự thiếu vắng đó đã khiến cho các bậc cha mẹ lúng túng khi phải trao đổi với con cái về lĩnh vực này.

Giáo dục giới tính là công việc quan trọng. Hiện có không ít trẻ em phải chào đời khi cha mẹ chúng chưa trở thành người lớn, dẫn đến nguy cơ trẻ không được thừa nhận hoặc thiếu sự che chở về vật chất và tinh thần. Để tránh những sai lầm vì không hiểu biết về giới tính và tình dục, các bậc cha mẹ và người thân trong gia đình cần cung cấp cho trẻ những kiến thức về tình bạn, tình yêu, cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh sản, những chuẩn mực trong quan hệ với người khác giới. Giáo dục giới tính trong gia đình phải được thấm sâu vào các hoạt động sống của gia đình, trong đó, trước hết người làm cha mẹ phải nêu tấm gương sáng về tình yêu và hôn nhân.
 
 
 
                                                                 Theo HaNoiMoi

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục