Theo số liệu thống kê của Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương tháng 7/2011. Có hơn 90% dân số mắc các vấn đề về răng miệng. Vậy chăm sóc sức khỏe răng miệng như thế nào mới đủ và đúng cách?
Lứa tuổi nào bắt đầu chải răng?
Việc chải răng hàng ngày phải được hình thành thật sớm khi các bé còn rất nhỏ. Việc tập cho bé thói quen chải răng vào thời điểm nào là tốt nhất vẫn còn nhiều tranh cãi. Các chuyên gia về răng hàm mặt cho rằng: Lứa tuổi tập cho các bé chải răng tốt nhất là từ 3 - 4 tuổi. Tuy nhiên, trước đó khi các răng sữa đầu tiên xuất hiện thì cha mẹ hay người trông coi các bé phải biết cách làm sạch các mảng bám tồn đọng trên răng, lợi nhằm đề phòng các bệnh răng miệng xảy ra. Cụ thể như:
- Đối với trẻ dưới 1 tuổi: Hàng ngày cha mẹ phải dùng gạc, khăn vải mềm quấn vào ngón tay trỏ của mình nhúng vào nước sôi để nguội, chà răng và nướu của bé để lau sạch răng cho các bé.
|
- Đối với trẻ được 1 - 2 tuổi: Ngoài việc hàng ngày dùng khăn, gạc lau răng, nướu của bé, cha mẹ phải chải răng cho các bé và tập cho các bé hình thành thói quen chải răng với loại bàn chải có lông mềm, nhỏ phù hợp với lứa tuổi.
- Đối với trẻ từ 3 tuổi trở lên: Các bé có thể tự chải răng (đánh răng) với sự giám sát của cha mẹ.
Việc nhắc nhở các bé chải răng sạch, kỹ đều đặn hàng ngày là rất quan trọng là giúp các bé hình thành thói quen chải răng sớm ngay sau các bữa ăn chính và trước khi đi ngủ, nhằm loại bỏ các mảng bám thức ăn tồn đọng trên răng làm sạch răng lợi. Nếu chúng ta không chăm sóc răng nướu sạch sạch sẽ, cẩn thận thì đây chính là nguyên nhân gây nên bệnh sâu răng, nha chu.
Chải không đúng cách có thể gãy răng.
Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh: “Khi chăm sóc răng miệng sớm, kỹ lưỡng thì chúng ta có thể giữ bộ răng chắc khỏe suốt đời”. Nhưng vấn đề quan trọng là chải răng như thế nào là tốt và có hiệu quả nhất để phòng ngừa các bệnh răng miệng. Theo các chuyên gia nếu chải răng không đúng cách như: Kéo ngang như kiểu kéo cưa sẽ làm sụt chân răng, co lợi, răng sẽ bị mòn, thậm chí gãy luôn răng.Thao tác chải ngang này chỉ cho phép với mặt nhai.
Chải răng đúng cách sẽ tránh được sâu răng. |
Thao tác chải đúng là đặt bàn chải nghiêng 45 độ ngay dưới nướu răng. Chải nhẹ nhàng theo chiều thẳng đứng hoặc theo hình tròn trên răng và nướu. Lặp lại động tác này đối với tất cả các răng. Chải mặt ngoài, mặt trong của răng theo chiều thẳng đứng. Đối với mặt nhai của răng, chải nhẹ theo chiều ngang. Lưu ý khi chải mặt ngoài, mặt trong của răng chải với động tác rung nhẹ tại chỗ nhiều lần, vừa rung vừa di chuyển bàn chải về phía mặt nhai, mỗi vùng lặp lại từ 6 - 10 lần.
Việc chọn bàn chải đánh răng cũng quan trọng không kém, nên chọn bàn chải có lông mềm vừa phải, đầu nhỏ để có thể vào được góc trong cùng của hàm răng. Nếu chọn bàn chải cứng sẽ làm tổn thương đến răng và nướu. Khi chải răng cũng không nên chải quá mạnh vì hành động này không làm sạch được răng mà còn khiến bàn chải chóng hỏng.
Một ngày chải răng mấy lần?
Các chuyên gia khuyến cáo nên chải răng mỗi ngày bằng kem đánh răng có fluor ít nhất 2 lần sau các bữa ăn. Vì sau khi ăn (đặc biệt là với các thức ăn nhiều chất bột, đường), chỉ cần 5 - 10 phút là vi khuẩn đã làm lên men axit có khả năng phá thủng men răng. Bởi vậy, một trong những biện pháp phòng sâu răng hữu hiệu mỗi ngày là: ăn bao nhiêu bữa thì chải răng sau bữa ăn bấy nhiêu lần. Thời gian để chải răng ít nhất là 2 phút. Nếu khó thực hiện việc này đều đặn thì có thể uống nhiều nước hơn sau khi ăn. Đây cũng là cách để súc miệng, giúp làm trôi bớt các mảng bám trên răng, giúp răng sạch khỏe.
Ngày 27-9, Hội nghị Quỹ toàn cầu phòng chống AIDS, lao và sốt rét khu vực Đông Á-Thái Bình Dương lần thứ 8 đã khai mạc tại Hà Nội, với sự tham gia của hàng trăm đại biểu quốc tế đến từ nhiều quốc gia.
(HBĐT) - Sáng ngày 27/9, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác DS-KHHGĐ giai đoạn 2001-2011 và triển khai nhiệm vụ giai đoạn 2011-2015. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có thành viên Ban chỉ đạo, lãnh đạo các sở, ngành hữu quan, huyện, thành phố và các đơn vị trực thuộc Sở Y tế.
(HBĐT) - Chương trình nhà ở “Mái ấm công đoàn” được Tổng LĐLĐ Việt Nam phát động ngày 6/11/2006 nhằm hỗ trợ đoàn viên, CNVC-LĐ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nhà ở. Quán triệt tinh thần trên, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đã cụ thể hóa và xây dựng Chương trình nhà ở “Mái ấm Công đoàn” phù hợp với tình hình thực tế tại tỉnh ta. Phong trào xây dựng “Mái ấm công đoàn” thực sự đã giúp người lao động có được những ngôi nhà mơ ước, giúp họ “an cư, lạc nghiệp” và tiếp tục yên tâm công tác.
Thời tiết chuyển mùa mưa nắng thất thường cùng với độ ẩm tăng cao đang là yếu tố thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virut gây bệnh. Trẻ em là đối tượng dễ bị các tác nhân này tấn công nhất, đặc biệt là các bệnh lý đường hô hấp. Trong đó viêm tiểu phế quản (VTPQ) là bệnh thường gặp, có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề nếu trẻ không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Bệnh viêm khớp là bệnh rất phổ biến, với số lượng người mắc bệnh rất nhiều chỉ đứng hàng thứ hai sau bệnh tim mạch. Những người mắc bệnh này thường bị tổn thương ở các khớp ngón tay, cổ tay, đầu gối, háng… gây nên tình trạng đau nhức, khó khăn trong cử động và đôi khi bị tàn phế do khớp bị biến dạng.