Mùa thu khí hậu thiên về hanh, chúng ta thường hay cảm thấy mũi khô, dễ tắc mũi do khí trong người không lưu thông. Theo Đông y, có thể dùng cách mát-xa, đấm lưng… để làm giảm tình trạng tắc mũi, thậm chí có thể trị viêm mũi, phòng cảm cúm.

Mát-xa yết hầu

 

Nửa thân trên giữ thẳng, ngồi hay đứng đều được. Ngẩng cao đầu, vươn thẳng cổ, dùng tay mát-xa dọc theo yết hầu xuống dưới cho tới vùng ngực. Hai tay thay nhau mát-xa 30 lần/lượt, làm 3 lượt. Chú ý dùng lực vừa phải.

 

Công hiệu: Cách này có lợi cho yết hầu, có tác dụng ngưng ho, giải đờm.

 

Mát-xa mũi



 

Dùng phía ngoài 2 ngón tay cái thay nhau mát-xa sống mũi, hai bên cánh mũi cho đến khi có cảm giác hơi nóng. Làm 60 lần, sau đó mát-xa huyệt nghênh hương 20 lần (huyệt này nằm ở chỗ giao giữa cánh mũi và vùng giữa mũi và miệng). Mỗi ngày làm 1-2 lượt như trên. 

 

Công hiệu: Thực hiện động tác mát-xa này thường xuyên có thể làm giảm chứng dị ứng của mũi với không khí lạnh.

 

Đấm lưng

 

Ngồi khoanh chân, lưng và eo giữ thẳng tự nhiên, hai mắt hơi nhắm, hai tay nắm hờ. Dùng lực vừa phải đấm dọc sống lưng và hai bên 3-4 lượt. Khi đấm cần nhịn thở, đồng thời cắn răng 5-10 lần, và từ từ nuốt nước miếng nhiều lần.

 

Khi đấm lưng làm từ dưới lên trên, sau đó từ trên xuống dưới tính là 1 lượt. Đấm dọc sống lưng trước, sau đó làm sang hai bên.

 

Công hiệu: Cách này có thể giúp lưu thông khí vùng ngực, thông kinh mạch vùng lưng, phòng cảm cúm, đồng thời cũng có công dụng kiện tì dưỡng phổi.

 

Hít thở sâu


 

Mỗi ngày trước khi ngủ hoặc khi thức dậy, nằm thẳng trên giường hô hấp bằng bụng, hít sâu sau đó thở ra từ từ. Lặp lại 20-30 lần.

 

Công hiệu: Cách này có tác dụng rèn luyện chức năng sinh lý cho phổi.

 

 

                                                                         Theo Dantri

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Kim Bôi tăng cường phòng, chống dịch bệnh tay - chân - miệng

(HBĐT) - Đến thời điểm cuối tháng 9, Kim Bôi là huyện có số trẻ mắc bệnh tay - chân - miệng nhiều nhất tỉnh với 351 ca, 23/28 xã, thị trấn có trẻ mắc.

Các biện pháp phòng, chống bệnh tay-chân-miệng

(HBĐT) - Bệnh tay-chân-miệng hiện vẫn diễn biến phức tạp trên toàn quốc. Đến ngày 26/9, cả nước đã ghi nhận 57.055 trường hợp mắc tại 61 địa phương, trong đó đã có 111 trường hợp tử vong tại 24 tỉnh, thành phố. Tại tỉnh ta đã có 1.297 ca mắc tại 144 xã, phường, thị trấn ở tất cả 11/11 huyện, thành phố. Tuy chưa có trường hợp tử vong nhưng tinh ta là một trong những tỉnh trọng điểm của cả nước về số người mắc bệnh.

Triển khai kế hoạch giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh

(HBĐT) - Ngày 29/9, Chi cục DS- KHHGĐ đã triển khai kế hoạch giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS).

Tiếp tục huy động các hộ kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm vào lò giết mổ tập trung

Ngày 28/9, tại UBND thành phố Hòa Bình đã diễn ra hội nghị công tác giai đoạn 2, đưa kinh doanh giết mổ lợn và trâu, bò vào lò giết mổ gia súc tập trung.

Khẩn trương ngăn chặn bệnh tay-chân-miệng

(HBĐT) - Trên 57.000 trường hợp mắc, 111 trẻ tử vong (1 trẻ tại Hà Nội) là con số Bộ Y tế thông báo về bệnh tay - chân - miệng trên cả nước tính đến ngày 27/9. Ở tỉnh ta, bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, đến hết ngày 28/9 đã có 1.396 ca mắc tại 148 xã, phường, thị trấn ở tất cả 11 huyện, thành phố, nhiều nhất là huyện Kim Bôi, Mai Châu, TPHB, Lương Sơn… Độ tuổi mắc bệnh chủ yếu từ 3 tuổi trở xuống chiếm 83,4%, dưới 6 tuổi chiếm đến 94,7%; tỷ lệ mắc ở nam là 57,6%, nữ 42,4%.

Bài thuốc giải cảm từ tía tô

Cây tía tô có nơi gọi là cây tử tô, toàn bộ cây tía tô (thân, cành, lá, hạt) đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Kinh nghiệm dân gian thường dùng lá tía tô để làm lá xông cho ra mồ hôi, chữa cảm mạo. Tía tô còn được dùng khi bị ngộ độc thức ăn, nôn mửa đau bụng do ăn cua cá. Quả tía tô (tử tô tử) có tác dụng chữa ho, khử đờm, hen suyễn, tê thấp. Sau đây xin giới thiệu một số bài thuốc chữa bệnh có dùng tía tô:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục