Ếch thuộc họ ếch nhái, còn có tên là điền oa, điền kê hay trường cổ, thanh kê. Ếch dùng làm thuốc thường bắt vào mùa đông. Khi đem chế biến, rửa sạch, lột da, mổ bỏ hết nội tạng, dùng tươi hoặc phơi, sấy khô. Thịt ếch có màu trắng, nạc, ngon như thịt gà. Trong thịt ếch có nhiều protein, chất béo, đường, canxi, photpho, kali, natri, sắt, đồng, magie, kẽm, selen, vitamin A, vitamin nhóm B, D, E, biotin, caroten…

Theo y học cổ truyền thịt ếch có vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng bổ dưỡng, cường tráng, an thai, lợi tiểu, chữa cam tích ở trẻ em, suy dinh dưỡng, phiền nhiệt, hư lao, ngứa lở…

 Thịt ếch có tác dụng chữa bệnh

Sau đây là một số bài thuốc:

Bài 1: Chữa suy nhược ở trẻ em, đầy bụng, ăn không tiêu: Thịt ếch 1 con khoảng 90g làm thịt, rửa sạch bỏ đầu, nội tạng, chặt thành miếng, ướp gia vị cho vừa vặn, đun chín. 100g gạo tẻ vo sạch, cho thịt ếch và gạo vào ninh nhừ thành cháo, thêm hành, gia vị vừa vặn, ăn nóng. Ăn liền 3-5 ngày.

Bài 2:  Bồi dưỡng khi yếu mệt, ốm dậy: Dùng các món ăn có ếch (cung cấp đạm, dễ tiêu, mát). Thịt ếch một con khoảng 90g, làm sạch, chặt nhỏ, tẩm bột, tỏi, ớt, bột ngọt, đường muối. Cho dầu hoặc mỡ vào chảo, đem rán cho nhỏ lửa thật chín vàng. Hoặc thịt ếch làm sạch chặt nhỏ đem xào với hành tây. Ăn nóng  trong bữa cơm, cách ngày ăn một lần. Ăn từ 5-7 ngày.

Bài 3:  Chữa trẻ ra mồ hôi trộm, ngủ không ngon giấc, lười ăn: Thịt ếch 100g, sa nhân bột 30g, lá sen tươi 1 lá, gia vị vừa đủ. Thịt ếch trộn với bột sa nhân, bột gia vị, gói vào lá sen cho vào lồng hấp chưng chín, bỏ lá sen ra để ăn thịt ếch.  Mỗi liệu trình 7-10 ngày.

Bài 4: Mụn nhọt mùa hè: Thịt ếch 100g, lá sen tươi một lá, gạo tẻ 150g. Nấu cháo ếch xong nêm muối, lá sen úp lên cháo, tắt lửa, để nguội, bỏ lá sen. Dùng liền 5-7 ngày.  Hoặc mụn nhọt hay bị tái phát vào mùa hè: Thịt ếch 250g, lá sen, gia vị vừa đủ. Bọc thịt ếch bằng lá sen. Hấp cách thủy chín ăn nóng. Dùng liền 5 ngày.

 

                                                                     Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục