Mỗi người có hai bộ răng: bộ răng sữa và răng vĩnh viễn. Răng sữa cũng như răng vĩnh viễn có chức năng: ăn nhai, phát âm, thẩm mỹ, giao tiếp. Ngoài ra, răng sữa có vai trò quan trọng trong việc giúp cho trẻ có sức khỏe tốt, răng vĩnh viễn sau này mọc đúng vị trí đảm bảo sự phát triển thể chất của trẻ và có vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ thống sọ mặt.heo

 

Những quan niệm sai lầm

Bộ răng sữa gồm 20 răng, mọc khoảng 6 tháng tuổi và hoàn tất lúc trẻ 24 - 30 tháng tuổi. Bộ răng vĩnh viễn gồm 32 răng, được mọc và thay thế cho răng sữa từ 6 - 7 tuổi và hoàn chỉnh 28 răng lúc 12 - 13 tuổi, răng còn lại (răng khôn)mọc lúc 18 - 25 tuổi.

 Khám răng định kỳ cho trẻ .                       

Quan niệm răng sữa là răng tạm thời, sẽ được thay thế bởi răng vĩnh viễn nên không cần phải chăm sóc là hoàn toàn “sai lầm”. Thật vậy, nếu răng sữa không được chăm sóc tốt sẽ rất dễ bị sâu, do buồng tủy rộng nên cũng dễ tiến triển đến tủy gây đau, như vậy làm trẻ quấy và không ăn uống tốt do bị đau răng, làm trẻ dễ bị suy dinh dưỡng và sẽ ảnh hưởng đến phát triển thể chất, trẻ sẽ bị còi cọc. Nếu như răng sữa bị thối tủy sẽ dẫn đến nhiễm trùng chóp răng mà mầm răng vĩnh viễn nằm ngay bên dưới răng sữa dễ bị tổn thương.

Vì thế, nên cho trẻ đến phòng khám răng hàm mặt để khám răng sớm giúp trẻ làm quen với việc khám răng và bác sĩ nha khoa sẽ phát hiện những dấu hiệu sớm của bệnh sâu răng và cho trẻ những lời khuyên hữu ích.

Hãy hướng dẫn cho trẻ có những thói quen tốt

Các em ở lứa tuổi tiểu học có hệ răng hỗn hợp (vừa có răng sữa vừa có răng vĩnh viễn) nên việc chăm sóc, giữ gìn vệ sinh răng miệng là hết sức cần thiết. Vì trong giai đoạn này răng vĩnh viễn lần lượt mọc thay thế cho răng sữa. Răng sữa rụng đúng ngày, không bị sâu hay nhổ sớm thì răng vĩnh viễn sẽ mọc lên đúng chỗ, đều và đẹp.

Do đó, để tránh bệnh sâu răng và viêm nướu cho học sinh ở lứa tuổi này việc chăm sóc giữ gìn sức khỏe răng miệng là rất cần thiết để bệnh không xảy ra (dự phòng cấp 1). Muốn vậy, nên tập cho trẻ có thói quen tự chăm sóc vệ sinh răng miệng ngay ở trường cũng như tại nhà.

 Chải răng tại trường sau khi ăn .                          

- Cha mẹ (cô giáo bảo mẫu) phải là người kiểm tra và giám sát việc chải răng cho trẻ.

-  Chải răng ngay sau khi ăn và tối trước khi đi ngủ (trung bình 3 lần/ngày).

-  Ăn đầy đủ chất bổ dưỡng, cân bằng và hợp lý.

-  Hạn chế ăn bánh kẹo, ăn xong nhớ cho trẻ chải răng ngay. Không nên cho trẻ ăn quá nhiều lần trong ngày, đặc biệt là vào buổi tối trước khi đi ngủ vì dễ quên chải răng.

-  Sử dụng kem đánh răng có fluor để phòng ngừa sâu răng (dùng kem đánh răng riêng cho trẻ em).

-  Trám bít hố rãnh phòng ngừa sâu răng mặt nhai.

-  Khám răng định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện sớm và xử lý kịp thời các bệnh răng miệng, không nên để đến khi trẻ bị đau răng mới cho trẻ đi khám răng (làm trẻ sợ và gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý trẻ).

Trong trường hợp phải nhổ sớm răng sữa do không thể điều trị sẽ ảnh hưởng đến mọc răng vĩnh viễn: chậm mọc, thiếu chỗ mọc làm cho bộ răng vĩnh viễn sau này bị lệch lạc, do không kích thích sự phát triển của hệ thống sọ mặt làm thiếu chỗ mọc răng vĩnh viễn cũng như hàm của trẻ sẽ bị nhỏ…

Ở độ tuổi này, các em cũng cần cẩn thận khi vui chơi, chạy nhảy có thể bị té, ngã dẫn đến răng bị vỡ, bị gãy sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự mọc và phát triển của răng. Khi gặp sự cố phải đến ngay bác sĩ nha khoa để khám và có biện pháp điều trị thích hợp. Trong trường hợp răng bị rơi ra ngoài, nên giữ lại răng và đến phòng nha khoa gần nhất trong vòng 30 phút để cắm lại răng (nếu có thể).

Vì vậy, chúng ta nên quan tâm chăm sóc răng cho trẻ ngay từ khi chiếc răng sữa đầu tiên mọc, giáo dục cho trẻ có ý thức, thói quen giữ gìn vệ sinh răng miệng khi trẻ đến tuổi đi học, để cho trẻ có hàm răng tốt, giúp cho trẻ có cơ thể khỏe mạnh với nụ cười duyên dáng.

Theo SKĐS

 

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục