Đau là phản ứng bình thường của cơ thể khi một trong các cơ quan nào đó trong cơ thể “lỗi nhịp”, kích thích lên hệ thần kinh... Những cơn đau kéo dài và thường xuyên sẽ trở nên đặc biệt nguy hiểm vì có thể là báo hiệu của những căn bệnh hiểm nghèo.
Đau đầu dữ dội
Đây là một trong những biểu hiện rõ nhất của chứng phình động mạch não. Khi đó, những đoạn mạch não bị phình vỡ, chảy máu và nguy cơ đột quỵ là rất cao.
Do vậy, khi những cơn đau đầu xuất hiện đột ngột và cảm giác đau buốt dữ dội, bạn cần đi khám bác sỹ để có được phương pháp xử lý kịp thời.
Đau tức ngực
Các cơn đau thắt xảy đến khi các động mạch vành bị hẹp, không thể cung cấp đủ máu cho hoạt động của tim hoặc khi hệ hô hấp gặp trục trặc, người bị bệnh viêm màng phổi hoặc khi máu đọng trong phổi làm ngăn cản quá trình lưu thông máu tới các mô phổi.
Đau lưng
Do mối liên hệ mật tiết giữa các dây thần kinh cảm giác của các cơ quan nội tạng với các mô, cơ vùng quanh đốt sống thắt lưng nên các bệnh về nội tạng trong cơ thể cũng có thể tạo nên nhưng cơn đau lưng.
Các vấn đề về nội tạng thường gặp như: Loét hành tá tràng, ung thư dạ dày, bệnh sỏi tuỵ, viêm tuỵ, viêm gan, sỏi mật, sỏi thận...
Đau bụng
Khác với đau bụng do ngộ độc thức ăn, bị nhiễm lạnh hay đầy hơi khó tiêu, khi những cơn đau bụng đến bất ngờ, đau dữ dội và đau nhiều về phía bụng phải, kèm theo cảm giác buồn nôn và sốt nhẹ, bạn cần đi khám bác sỹ để điều trị kịp thời vì đây là biểu hiện rõ nhất của bệnh viêm ruột thừa cấp.
Đau chân
Khi chân bị sưng phù và có cảm giác đau nhức tê buốt kéo dài, khó di chuyển, rất có thể bạn đang phải đối mặt với chứng tắc tĩnh mạch. Khi các tĩnh mạch bị nghẽn, khí huyết không được lưu thông, nếu để lâu ngày không chữa trị có thể gây ra hoạt tử vì các mô cơ không được nuôi dưỡng.
Để hạn chế tình trạng này, hãy thường xuyên mát-xa chân và vận động để ngăn ngừa việc tắc nghẽn các khối tĩnh mạch dưới da.
Miễn dịch là khả năng phản ứng của cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh. Khi đáp ứng miễn dịch bị suy giảm như do già yếu, dinh dưỡng kém, bệnh tật... cần dùng thuốc tăng cường miễn dịch.
Áp-xe gan là sự mưng mủ trong tổ chức gan. Ổ mủ có thể to hoặc nhỏ, đơn độc hay nhiều ổ mủ khác nhau. Áp-xe gan là một bệnh rất nguy hiểm vì sẽ gây nhiễm khuẩn, nhiễm độc tế bào gan và có thể xảy ra biến chứng nghiêm trọng. Hậu quả của áp-xe gan nói chung khó lường trước được do còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như thời gian phát hiện, nguyên nhân gây bệnh, có xử lý kịp thời và đúng phác đồ hay không?
Muốn phòng, chống bệnh tay - chân - miệng đạt hiệu quả thì ý thức và hành vi thực hành, đảm bảo vệ sinh của người dân là vô cùng quan trọng. Truyền thông phải đi trước dự phòng và điều trị bệnh dịch. Nội dung trên được Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh trong buổi gặp mặt báo chí chiều 25/10 tại Hà Nội nhằm phối hợp tuyên truyền phòng chống bệnh nguy hiểm và mới nổi, đặc biệt là bệnh tay - chân - miệng (TCM) vẫn đang tiếp tục gia tăng trong thời gian gần đây.
(HBĐT) - Ngày 15/11, Sở LĐ – TB&XH đã phối hợp với Dự án “phòng - chống HIV/AIDS khu vực châu Á tại Việt Nam (Haarp) tổ chức hội thảo chuyên đề về vai trò ngành LĐ – TB&XH trong công tác can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS và triển khai kế hoạch thực hiện Nghị định số 94/2009/NĐ – CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điểm của luật phòng - chống ma túy về quản lý sau cai giai đoạn 2011 – 2015 của UBND tỉnh.
(HBĐT) - Hiệu quả lớn nhất sau 5 năm triển khai dự án truyền thông thay đổi hành vi dinh dưỡng dựa vào cộng đồng tại xã Liên Vũ (Lạc Sơn) là hầu hết những gia đình có trẻ nhỏ đều được tiếp cận với những kiến thức phòng - chống suy dinh dưỡng trẻ em, biết lựa chọn những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng sẵn có tại địa bàn để chế biến trong bữa ăn của trẻ. Đặc biệt, phụ nữ trong thời gian mang thai đều đến trạm y tế để được tư vấn, khám thai định kỳ.
(HBĐT) - Ngày 15/11, Hội Chữ thập đỏ tỉnh phối hợp với Bệnh viện mắt Quốc tế - DND tổ chức chương trình “Vì đôi mắt cộng đồng” – Khám, tư vấn, phẫu thuật mắt nhân đạo cho người nghèo huyện Kim Bôi.