Aspirin là một trong những thuốc được dùng điều trị các tai biến tim mạch thứ phát, tức là dùng cho những người đã từng bị bệnh tim mạch. Nếu dùng đều đặn, mỗi ngày sẽ giảm được nguy cơ nghẽn mạch, nhồi máu cơ tim, giảm tỉ lệ tử vong tim mạch chung.

Tuy nhiên, việc dùng chúng cho những người chưa hề bị bệnh tim mạch với hy vọng phòng ngừa bệnh này thì kết quả không như mong muốn. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học cho thấy, người có nguy cơ tim mạch thấp, sau 5 năm dùng hàng ngày với liều 325mg có làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim từ 0,44% xuống 0,26%, trong khi đó làm tăng không đáng kể xuất huyết não nhưng lại làm tăng đáng kể xuất huyết đường tiêu hóa.
 
 Không nên dùng aspirin dự phòng cho người chưa bị bệnh tim mạch.
Một thử nghiệm tương tự trên những người có nguy cơ tim mạch cao sau 5 năm dùng aspirin không có ảnh hưởng gì đáng kể trên tử vong tim mạch chung nhưng có làm giảm 20% biến cố thiếu máu cơ tim dẫn đến giảm 32% biến cố không tử vong. Như vậy, so sánh giữa lợi ích và nguy cơ thì việc dùng aspirin không cho lợi ích ổn định trong khi lại có ảnh hưởng không lợi đến đường tiêu hóa: viêm loét nặng hơn là xuất huyết dạ dày.

Gần đây, các nhà y học lại nhận thấy thêm một tác hại của aspirin là làm tăng huyết áp khi dùng kéo dài và do làm tăng huyết áp như thế nên sẽ làm tăng nguy cơ đột qụy do xuất huyết não, đặc biệt đối với những người tăng mỡ máu, xơ vữa động mạch, tuổi mãn kinh và người cao tuổi. Các thống kê cho thấy rằng, cứ khoảng 350 người dùng trong trường hợp này thì có một người bị xuất huyết nghiêm trọng. Do ảnh hưởng không lợi đến đường tiêu hóa và gần đây do phát hiện thấy điều không lợi đối với huyết áp, người ta đi đến kết luận: với những người chưa bị bệnh tim mạch dùng aspirin dự phòng, lợi ích thu được thì ít mà nguy cơ lại cao, vì vậy không nên dùng (theo JAMA và AJC).

Thêm nữa, ngay khi dùng điều trị để ngăn ngừa các tai biến tim mạch thứ phát, nếu huyết áp tăng cao thì hiệu quả cũng kém đi. Bởi vậy, các nhà y học cũng khuyến cáo thêm cần phải theo dõi huyết áp khi dùng, tốt nhất hãy hạ thấp huyết áp xuống dưới 150/90mg.

Như vậy, không nên dùng aspirin dự phòng tim mạch cho những người chưa bị bệnh tim mạch. Ngay khi dùng aspirin với mục đích phòng tránh các tai biến thứ phát trong bệnh tim mạch cũng cần theo dõi cẩn thận huyết áp.

 

                                                                    Theo Báo SKĐS

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Kiểm tra thị lực của bệnh nhân sau mổ tại khoa mắt -Trung tâm Phòng - chống bệnh xã hội.
Không có hình ảnh

“Phù phép” đậu, bắp thành cà phê

Đậu nành, bắp rang cháy pha trộn cùng với hàng chục loại phụ gia, hương liệu hóa học được “phù phép” để thành các loại bột cà phê đóng gói sang trọng.

Cô gái hóa bà lão đang dần trẻ lại

Sáng 22-11, GS- BS Đặng Vạn Phước, Phó Giám đốc BV Đại học Y dược TPHCM, cho biết kết quả xét nghiệm gửi về từ Mỹ, cùng hội chẩn của các bác sĩ tại BV Đại học Y Dược TPHCM, cho thấy chị Nguyễn Thị Phượng bị bệnh nhão da kết hợp tế bào vón.

Chuẩn bị bệnh viện dã chiến nếu dịch tay-chân-miệng bùng phát

Chiều 22.11, tại cuộc họp bàn biện pháp phòng, chống dịch tay - chân - miệng (TCM) đang diễn biến phức tạp, bất thường trên địa bàn, UBND TP đã công bố quyết định thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh TP, do Sở Y tế chủ trì.

Bệnh tay-chân-miệng đã dần hạ nhiệt nhưng chưa ổn định

(HBĐT) - Theo Trung tâm YTDP tỉnh, từ ngày 11/11 đến nay, mỗi ngày trên địa bàn tỉnh ghi nhận từ 2 – 15 ca mắc bệnh tay-chân-miệng mới tại các ổ dịch cũ. So với thời điểm tháng 9, 10, tổng số ca mắc mới hàng ngày đều giảm hơn.

Tuổi trẻ trong tỉnh tích cực tham gia hiến máu tình nguyện

(HBĐT) - Có mặt từ rất sớm trong ngày hội hiến máu tình nguyện được BTV Tỉnh Đoàn tổ chức vào cuối tháng 10 vừa qua, Hà Thị Linh, học sinh lớp 16A1, trường Trung cấp Y tế Hòa Bình chia sẻ: Đây là lần thứ tư em tham gia hiến máu tình nguyện, lần đầu tiên vào năm 2004 khi em vừa tròn 18, đủ tuổi hiến máu theo quy định của Bộ Y tế.

Tăng cường biện pháp phòng chống dịch tay - chân - miệng

Ngày 20/11, tại Hội nghị Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch tay - chân - miệng (TCM) tổ chức tại TP.Hồ Chí Minh (HCM), Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã chỉ đạo ngành y tế và các địa phương cần tuyên truyền rộng rãi và trực tiếp các biện pháp phòng bệnh tới từng hộ gia đình có trẻ nhỏ, nếu cần có thể sẽ phát xà phòng để khuyến khích và nhắc nhở việc rửa tay. Trước đó, Bộ trưởng Bộ Y tế, PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến đã trực tiếp kiểm tra công tác phòng chống TCM tại tỉnh Ninh Thuận – địa phương đầu tiên công bố dịch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục