Phần thi tiểu phẩm của huyện Kim Bôi tại hội thi tình nguyện viên với công tác tuyên truyền, tư vấn phòng- chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS.

Phần thi tiểu phẩm của huyện Kim Bôi tại hội thi tình nguyện viên với công tác tuyên truyền, tư vấn phòng- chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS.

(HBĐT) - Phát hiện ca bệnh HIV đầu tiên tại xã Trung Minh (Kỳ Sơn), nay thuộc TPHB vào năm 1990, đến nay, toàn tỉnh đã phát hiện lũy tích 1.758 người nhiễm HIV, 1.241 trường hợp đã chuyển sang giai đoạn AIDS và 707 người đã tử vong.

 

Dịch HIV/ AIDS đã lan rộng ra 137 xã, phường, thị trấn, trong đó nhiều nhất là TPHB 483 người, Lạc Sơn 376 người, Mai Châu 303 người, Lương Sơn 177 người, Kim Bôi 158 người (số liệu đến ngày 10/10/2011). Tỷ lệ nhiễm HIV ở nam giới là 86,13%, nữ là 13,81%; lứa tuổi từ 19 - 29 chiếm 43,39%, lứa tuổi từ 30 - 39 chiếm 44,5%. 

 

Phó Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Nguyễn Thị Thương cho biết: Dịch HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh vẫn diễn biến ổn định, không có đột biến về số lượng nhiễm mới; số tử vong có xu hướng giảm. Đến thời điểm này, dịch vẫn đang ở giai đoạn dịch tập trung. Các trường hợp phát hiện nhiễm chủ yếu ở nhóm có nguy cơ cao là: nghiện chích ma túy 79,13%, tình dục khác giới 12,8%, đối tượng bán dâm 1,24%. Tuy nhiên, không thể chủ quan bởi cơ quan chức năng vẫn tiếp tục phát hiện thêm các trường hợp nhiễm HIV mới tại các xã chưa từng có người mắc. Trong khi đó, toàn tỉnh hiện có 1.227 người nghiện ma túy, tăng 305 người so với năm 2010 và 375 người hành nghề mại dâm có hồ sơ quản lý. Tệ nạn này ngày càng có xu hướng gia tăng và biến tướng dưới nhiều hình thức tinh vi đã làm cho diễn biến dịch thêm phức tạp. Mặt khác, đa số các trường hợp nhiễm HIV mới đều được phát hiện tại Trung tâm CB-GD-LĐXH, trại tạm giam, bệnh viện các tuyến. Những người có nguy cơ cao tại cộng đồng tự nguyện xét nghiệm HIV ghi danh còn chưa nhiều, họ vẫn còn lẩn tránh, ẩn mình chưa dám lộ diện bởi tình trạng phân biệt, kỳ thị đối với người nhiễm HIV vẫn còn phổ biến. Đó cũng là nguy cơ tiềm ẩn sự bùng phát dịch bất cứ lúc nào nếu không có chương trình can thiệp một cách mạnh mẽ và hiệu quả. Một điểm đáng lưu ý nữa, đó là tỷ lệ nhiễm HIV đang có xu hướng dịch chuyển từ nam sang nữ. Hầu như phụ nữ chỉ đi khám khi mang thai hoặc có chồng chết mà có biểu hiện của bệnh AIDS. Hiện, tỉnh ta đã phát hiện 20 trẻ em bị lây truyền HIV theo đường từ mẹ sang con. Có những gia đình cả vợ, chồng, con đều bị nhiễm. Đặc biệt, kết quả giám sát trọng điểm những năm gần đây đã phát hiện người nhiễm HIV ngay cả trong nhóm thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân sự với tỷ lệ 0,25% vào năm 2007 và 0,2% vào năm 2009.

 

Xác định HIV/AIDS là đại dịch nguy hiểm, mối hiểm họa đối với sức khỏe, tính mạng của con người và tương lai nòi giống, công tác phòng, chống luôn được tỉnh coi là nhiệm vụ quan trọng và có sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, cụ thể. Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 54-CT/Tư của Ban Bí thư T.ư Đảng về “Tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới”. BCĐ phòng, chống tội phạm, phòng - chống AIDS, phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm và phòng, chống buôn bán PN, TE tỉnh được kiện toàn. 100% huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn cũng đã thành lập BCĐ. Các sở, ban, ngành, BCĐ các cấp đã tăng cường phối hợp nâng cao hiệu quả hoạt động và thực hiện nhiệm vụ được giao. Trong đó, công tác tuyên truyền được coi là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Hình thức tuyên truyền cũng đa dạng từ các cơ quan thông tin đại chúng, pa nô, tờ rơi, tuyên truyền trực tiếp, qua các cuộc tư vấn xét nghiệm tự nguyện, đến tận KDC... về Luật Phòng, chống HIV/AIDS. Trong đó có những thông tin về nguy cơ lây nhiễm đối với nhóm nguy cơ cao; biện pháp tự phòng, tránh; không kỳ thị, phân biệt, đối xử với người nhiễm HIV/AIDS... Các đơn vị y tế đã được quán triệt quy tắc ứng xử, giao tiếp với bệnh nhân HIV/AIDS; thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia; luôn động viên, tư vấn để những người có nguy cơ đi xét nghiệm tự nguyện phát hiện, điều trị kịp thời, tránh để lây lan ra cộng đồng. Công tác chăm sóc, điều trị ngoại trú bệnh nhân AIDS bằng thuốc ARV theo đúng quy trình, góp phần làm giảm số bệnh nhân tử vong. Các nhóm tuyên truyền đồng đẳng được thành lập, các dự án quốc tế phòng, chống HIV/AIDS đang triển khai tại tỉnh (HAARP, LIFE-GAP, QTC) cũng đã góp phần đắc lực giúp những người nhiễm HIV/AIDS tiếp cận với các tổ chức xã hội từ thiện, các dịch vụ chăm sóc, điều trị. 

 

Phát huy những kết quả bước đầu trong phòng, chống dịch HIV/AIDS, mục tiêu của tỉnh năm 2011 là khống chế tỷ lệ hiện nhiễm trong cộng đồng dưới 0,3% và giảm các ảnh hưởng KT-XH của dịch. Tổ chức thực hiện tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS (từ 10/11-10/12) một cách thiết thực, hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy sự tham gia của cả hệ thống chính trị, của toàn dân. Tập trung tuyên truyền chủ đề “Hướng tới không có người nhiễm mới HIV” với nội dung chủ yếu là truyền thông vận động thay đổi hành vi tự phòng, tránh lây nhiễm HIV và tiếp cận các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS.                

                       

 

                                                                                      Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục