Cán bộ Trạm y tế xã Do Nhân (Tân Lạc) tư vấn sức khỏe sinh sản cho chị em phụ nữ trong xã.
(HBĐT) - Xã Do Nhân huyện Tân Lạc hiện có 511 hộ, 2.303 nhân khẩu, sinh sống tại 12 địa bàn dân cư. Trong đó có 482 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ. Trong những năm, để triển khai hiệu quả công tác DS - KHHGĐ, cấp ủy Đảng, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể ở đây đã chung lòng, chung sức vào cuộc.
Với đặc thù là một xã có tới hơn 90% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, điều kiện kinh tế khó khăn, hiện vẫn còn một số bản chưa có đường giao thông, chưa có điện nên việc tuyên truyền, vận động vẫn còn nhiều hạn chế. Trước thực trạng đó, chi bộ, chính quyền và đặc biệt là các CTV dân số đã triển khai các nội dung về CSSKSS, đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện chính sách DS - KHHGĐ và đưa chương trình dân số vào quy ước, hương ước của thôn.
Chị Bùi Thị Ngân, cán bộ chuyên trách dân số xã Do Nhân cho biết: với những khó khăn như vậy, Ban chỉ đạo công tác DS - KHHGĐ ở xã luôn xác định tuyên truyền, vận động để nhân dân nhận thức và thực hiện chính sách dân số là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Không chỉ tuyên truyền tại các cuộc họp chi bộ, họp thôn, các đoàn thể mà chú trọng hình thức tuyên truyền, tư vấn tại nhà. Chính những lúc thăm hộ như vậy mở rộng đối tượng tuyên truyền là những cụ già, những ông chồng, đó chính là đối tượng quan trọng nhất cần tác động bởi có nhiều trường hợp, chị em phụ nữ sợ đẻ nhưng lại phải làm tròn trách nhiệm do suy nghĩ của nhà chồng. Ngoài ra có một lợi thế là khi mà những người cao tuổi, những ông chồng đã có sự đồng thuận, hiệu quả tuyên truyền từ các đối tượng này rất cao.
Đối với các chị em trong độ tuổi sinh đẻ, nhất là các chị em sinh con một bề hoặc chưa áp dụng các biện pháp tránh thai, CTV dân số ở đây lại có cách tuyên truyền đặc biệt, đó là tuyên truyền theo đoàn thể, theo nhóm, chi hội phụ nữ. Ngay trong các buổi sinh hoạt chi hội, buổi làm đồng đổi công..., chị em cũng tranh thủ tuyên truyền, tư vấn. Qua đó không chỉ giúp chị em nắm vững được kiến thức mà còn tìm hiểu được tâm tư, nguyện vọng của từng người để kịp thời tuyên truyền, vận động chị em dừng lại hai con để phát triển kinh tế gia đình. Do Nhân cũng đặc biệt quan tâm chú trọng để triển khai các dịch vụ KHHGĐ đến tất cả các thôn, xóm. Chị Ngân cho biết thêm: Do địa bàn dân cư ở đây rộng và khá thưa thớt, ngoài ra còn có 2 xóm là Khi, Thung Vòng chưa có đường giao thông đến nên việc thông tin, tuyên truyền để chị em tiếp cận với các dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ thường rất khó. Muốn triển khai các dịch vụ này, xã đã chủ động thông báo cho tất cả các CTV dân số, CTV dân số rà soát, thông báo đến từng chị em trong địa bàn và đăng ký với trạm y tế xã để lên lịch và triển khai tập trung vào từng ngày cụ thể.
Nhờ sự vào cuộc đồng bộ của cấp ủy Đảng, chính quyền, đặc biệt là đội ngũ CTV dân số, trong những năm qua, công tác DS - KHHGĐ ở Do Nhân đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: địa bàn xã giữ vững 3 năm liên tục không có người sinh con thứ 3, tỷ lệ chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có chồng áp dụng các biện pháp tránh thai an toàn đạt 98%. Đặc biệt, nhận thức của người dân trên địa bàn xã đã có nhiều chuyển biến tích cực, các cặp vợ chồng mặc dù sinh con một bề nhưng đều đã ý thức được đông con là khổ nên đã chủ động dừng lại ở hai con để phát triển kinh tế gia đình.
Phương Linh
Phần nhiều các loại thực phẩm theo dạng “tạm nhập tái xuất” đều là hàng kém chất lượng nên giá thấp hơn hàng thông thường từ 40 -50% nhưng vì lợi nhuận cao nên nhiều doanh nghiệp bỏ qua những nguy hại sức khỏe người tiêu dùng.
Sáng 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí để truyền thông về Đề án phát triển nghề công tác xã hội ngành y tế giai đoạn 2011-2020. Buổi gặp mặt đã thu hút sự quan tâm của báo giới về đề án tuy rất mới mẻ, nhưng nếu thực hiện thành công, người bệnh, bệnh viện, thầy thuốc cùng hưởng lợi.
Ở nhà chơi với anh, thấy cuộn dây điện hai đầu đều có phích cắm, bé Nam cắm một đầu vào ổ điện, còn một đầu cho vào miệng mình, và bị giật mạnh.
(HBĐT) - Để tổ chức được nhiều hoạt động thiết thực hướng về trẻ em, những năm qua, Sở LĐ-TB&XH đã tích cực tuyên truyền, vận động kêu gọi sự ủng hộ của mọi tổ chức, cá nhân đóng góp xây dựng quỹ Bảo trợ trẻ em. Từ phong trào này đã có nhiều địa phương, đơn vị luôn tích cực đồng hành như: Đà Bắc, Kỳ Sơn, Lương Sơn, TPHB, Cao Phong...
(HBĐT) - Ngày 24/11, tại Trung tâm hoạt động TTN, BTV Tỉnh Đoàn đã tổ chức hội nghị vận động, duy trì nguồn lực địa phương cho công tác chăm sóc SKSS VTN/TN. Tới dự có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh; đại diện: T.Ư Đoàn, Tỉnh Đoàn, Văn phòng UNFPA Hà Nội, lãnh đạo một số sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố trong tỉnh.
(HBĐT) - Chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) áp dụng bắt buộc đối với người lao động (nlđ) và người sử dụng lao động; có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2009, được quy định trong Luật BHXH đã được QH khóa XI thông qua. Đến ngày 1/1/2010, chế độ BHTN bắt đầu được giải quyết. Qua 2 năm triển khai, NLĐ trên địa bàn tỉnh đã được tiếp cận với chính sách này và phần nào hiểu được rằng, thông qua đó quyền lợi của bản thân họ sẽ được bảo đảm.