Những lưu ý nho nhỏ dưới đây sẽ mang lại tác động sức khỏe lâu dài bởi theo tác giả của nhiều bài viết nổi tiếng của “thời báo Newyork”, TS Ann Louise Gittleman: “Đã đến lúc, chúng ta cần phải chú trọng đến vấn đề tia bức xạ từ đi động rồi”.

 



 

Sử dụng loa ngoài

 

Bất cứ biện pháp nào để cho điện thoại cách xa với bản thân mình thì đều có thể giảm mức độ năng lực và năng lượng. Bạn cách điện thoại càng xa, sóng sẽ càng kém. Nếu thường xuyên áp điện thoại vào tai thì tia bức xạ điện từ sẽ đem lại nhiều nguy hại cho não.

 

Sử dụng tin nhắn

 

Sử dụng tin nhắn sẽ giúp chúng ta duy trì khoảng cách của điện thoại với não và cơ thể. Khi chúng ta đánh nội dung tin nhắn không nên để di động ở giữa đùi. Càng nhiều nghiên cứu phát hiện, để điện thoại hoặc máy tính giữa đùi sẽ nguy hại tính năng di chuyển và linh hoạt của tinh binh và đồng thời cũng gây nguy hại lớn cho buồng trứng.

 

Tắt máy

 

Đối với điện thoại di động cần hình thành thói quen tắt máy hoặc để chế độ ở trên máy bay khi không sử dụng hoặc buổi tối đi ngủ. Như thế sẽ giảm bớt được tia bức xạ của sóng điện từ.

 

Đổi tai nghe

 

Nếu bắt buộc phải dùng di động để gọi điện, bạn nên để điện thoại cách xa não, dùng tai nghe và chú ý thường xuyên thay đổi vị trí tai nghe. Nghiên cứu chứng tỏ, sử dụng điện thoại có liên quan đến việc làm tăng nguy cơ ung thư não và ung thư tuyến nước bọt.

 

Tránh không gian hẹp

 

Không nên nghe điện thoại ở trong thang máy, toa tàu hoặc trên xe ô tô loại nhỏ. Mặt khác, ngày càng nhiều người phải sử dụng điện thoại trong khi đang lái xe, như thế  rất nguy hiểm, làm cho người lái mất tập trung, dễ gây tai nạn và cũng vi phạm luật.

Chú ý sóng điện thoại

 

Không nên sử dụng di động khi sóng đang yếu hoặc khi xe hoặc tàu đang chạy với tốc độ nhanh, bởi vì khi đó tín hiệu sóng có thể kém, điện thoại sẽ phải phóng hết đại lượng đường dây wifi để tìm kiếm mạng, từ đó càng phát ra nhiều tia bức xạ ảnh hưởng đến sức khỏe.

 

Thời gian nói chuyện ngắn

 

Không nên dùng đi  động để buôn chuyện, nếu bạn xác định cuộc nói chuyện lâu thì bạn nên sử dụng điện thoại cố định. Một nghiên cứu phát hiện, sau khi nói chuyện 2 phút bằng di động, sự thay đổi về tính hoạt động điện của não sẽ kéo dài ít nhất khoảng 1 tiếng.

 

Khi quay số để di động ra xa

 

Khi quay số gọi và chờ bên kia trả lời không nên để di động ở bên tai bởi vì lúc đó tín hiệu phát sóng của di động là mạnh nhất.

 

Không nên để di động trong túi quần

 

Một nghiên cứu mới  đây nhất phát hiện, nam giới có thói quen để di động trong túi quần thì có lượng tinh binh ít hơn 25% so với những người không để. Các bộ phận khác nhau trên cơ thể hút tia bức xạ cũng có  cường độ khác nhau, phần mô xung quanh chú nhỏ  càng dễ nhạy cảm.

 

Để di động ở ngoài phòng ngủ

 

Đặc biệt là, không nên để di dộng ở bên gối hoặc dưới gối để ngủ. Bạn nên nhớ, sóng điện từ sẽ làm giảm thấp khả năng cơ thể sản sinh ra hoóc-môn melatonin, từ đó sẽ gây ra ung thư hoặc các bệnh khác.

 

 

 

                                                                      Theo DanTri

 

 

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục