Các y, bác sĩ khoa Nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) khám và chẩn đoán bệnh cho bé Nguyễn Anh Gia Hiếu ở xã Dân Chủ (TPHB).

Các y, bác sĩ khoa Nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) khám và chẩn đoán bệnh cho bé Nguyễn Anh Gia Hiếu ở xã Dân Chủ (TPHB).

(HBĐT) - Đó là thực trạng hiện nay tại khoa Nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Trung bình mỗi ngày, khoa có 60-65 bệnh nhi đến khám nhưng kể từ khi thời tiết chuyển rét đậm khoảng từ ngày 25/12 đến nay, mỗi ngày có đến 80 – 90 bệnh nhi đến khám, có ngày lên đến hàng trăm ca. Việc quá tải và phải nằm chung giường là điều khó tránh khỏi.

Bác sĩ CKI, Phó khoa Nhi Nguyễn Thị Thanh Hải cho biết: 3/4 số trẻ đến khám mắc các bệnh về đường hô hấp, 1/3 số trẻ mắc bệnh tiêu chảy. Trong đó, 1/3 trong số bệnh nhi đó chuyển lên từ các huyện. Đây chủ yếu là các trường hợp bệnh nặng mà bệnh viện tuyến huyện khó có khả năng điều trị. Đáng cảnh báo đối với các bà mẹ và gia đình có con nhỏ khi thời tiết rét đậm là đã có một trường hợp trẻ hơn 1 tuổi ở xã Yên Mông (TPHB) tử vong vào ngày 30/12 do bị nhiễm lạnh, hạ thân nhiệt. Các bác sĩ đã tích cực cấp cứu nhưng cháu đã không qua khỏi.

 

Đến buồng hô hấp, chúng tôi đã được chứng kiến cảnh các cháu bé thở khò khè, ho nhiều, quấy khóc; các bậc phụ huynh cũng phờ phạc, có người nằm  gục ngay xuống giường bệnh của con. Anh Nguyễn Anh Hòa, bố cháu bé 6 tháng tuổi Nguyễn Anh Gia Hiếu ở xã Dân Chủ (TPHB) được biết, cháu Hiếu bị ho, ngạt mũi, khó thở nên gia đình đã cho cháu nhập viện vào ngày 2/1. Trường hợp cháu Đinh Công Khánh ở xóm Suối Cốc, xã Hợp Hòa (Lương Sơn) nhập viện trong tình trạng ho, sốt, thở khò khè, da niêm mạc kém hồng. Trước khi vào khoa 5 ngày, cháu đã xuất hiện ho nhiều có đờm ngày càng tăng kèm theo sốt cao và đã điều trị ở Bệnh huyện Đa khoa huyện Lương Sơn nhưng không khỏi. Sau khi khám, các bác sĩ đã chuẩn đoán cháu bị viêm phế quản phổi và áp dụng phác đồ điều trị, đến ngày 4/1, bệnh của cháu đã thuyên giảm. Trong ngày 4/1, tại khoa Nhi có trên 70 bệnh nhi đến khám có triệu chứng liên quan đến bệnh về đường hô hấp, trong đó có các ca bệnh nặng từ các huyện chuyển lên như Lạc Sơn, Tân Lạc, Lương Sơn.

 

Trong khi thời tiết rét đậm vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt, các gia đình cần chủ động và biết cách chăm sóc sức khỏe cho bản thân, nhất là trẻ nhỏ vì sức đề kháng của trẻ yếu, dễ bị nhiễm bệnh. Để phòng, chống các bệnh đường hô hấp, theo bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Hải cần giữ ấm cơ thể, ăn tăng chất dinh dưỡng và vệ sinh đường hô hấp hàng ngày như súc miệng bằng nước muối, nhỏ mũi bằng dung dịch Natri clorid 0,9% để tăng sức đề kháng. Khi có các dấu hiệu bất thường như sốt cao, ho nhiều, khó thở phải lập tức đưa trẻ đế các bác sĩ chuyên khoa nhi để khám và điều trị. Thực tế đã có một số trẻ khi đến khoa mà trước đó đã dùng thuốc không đúng gây kéo dài ngày điều trị, có những cháu đã bị kháng thuốc, bệnh nặng hơn. Đối với các trẻ bị tiêu chảy, từ năm 2010, bệnh viện đã áp dụng theo phác đồ điều trị mới của Bộ Y tế ban hành kèm theo QĐ số 412 ngày 28/10/2009. Theo đó, nổi bật của phương pháp mới này là dùng kẽm để điều trị. Khi phát hiện trẻ bị tiêu chảy phân có máu tuyệt đối không được dùng thuốc kháng sinh, thuốc cầm tiêu chảy, cầm nôn. Phác đồ áp dụng theo 4 nguyên tắc: bù dịch bằng oserol, nước sạch, nước cơm, nước dừa, nước hoa quả tươi không đường; tuyệt đối không dùng nước có ga, nước có đậm độ thẩm thấu cao như nước ngọt, nước đường ngọt. Tiếp tục cho trẻ ăn để phòng suy dinh dưỡng, không kiêng khem, chế biến thức ăn dễ tiêu, giàu dinh dưỡng. Cho trẻ ăn uống bổ sung kẽm giúp rút ngắn thời gian và mức độ trầm trọng của bệnh. Khi trẻ tiêu chảy kèm sốt cao, có máu trong phân, nôn tái diễn, khát, ăn kém hoặc bỏ bú phải đưa ngay đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, qua khảo sát một số bệnh viện tuyến huyện chưa thực hiện tốt theo phác đồ điều trị này.

 

                                                                                         

                                                                                   Cẩm Lệ

Các tin khác

Thừa ủy quyền của lãnh đạo tỉnh, đồng chí Nguyễn Trung Dũng, Giám đốc Sở LĐ- TB&XH tỉnh đã trao cờ lưu niệm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh cho TTBTXH tỉnh.
Từ quỹ “Ngày vì người nghèo”, UBMTTQ tỉnh đã trao 300 suất quà cho các hộ nghèo ăn Tết Nguyên đán năm 2012.
Khám tai mũi họng định kỳ mỗi 6 tháng để phát hiện bệnh sớm.
Không có hình ảnh

Chế độ ăn uống trong ngày xuân

Trong những ngày xuân, chúng ta được nghỉ ngơi, thăm thú bạn bè, người thân, đi du lịch… nhưng chúng ta lại vô tình không cho anh “ruột” thư giãn khi ăn uống không điều độ, ăn nhiều những thức ăn thịnh soạn, nhiều đường bột và chất béo khiến anh ậm ạch, khó chịu. Cộng thêm yếu tố thời tiết thay đổi thất thường càng làm anh thêm mệt mỏi. Các bác sĩ khuyên rằng, để những ngày vui này không mất vui vì anh “ruột” bị “tai nạn ăn uống” thì cần cho anh được thoải mái bằng cách tăng cường thêm cho anh rau xanh và nước uống.

Bệnh viện ngày cuối năm: Bác sĩ bận rộn, người bệnh lo âu

“Ngày nghỉ nhưng cái bệnh, cái tật không nghỉ nên chúng tôi và bệnh nhân đều không nghỉ”, đó là tâm sự chung của đội ngũ y bác sĩ tại các bệnh viện trong dịp nghỉ tết Dương lịch cuối năm.

Nâng cao y đức người thầy thuốc

(HBĐT) - Chưa bao giờ quy tắc ứng xử trong ngành Y tế lại được đẩy mạnh thực hiện trên toàn quốc và tại tỉnh ta như trong năm 2011.

Trên 3.500 lao động tại các doanh nghiệp được chăm sóc sức khỏe

(HBĐT) - Từ ngày 1 – 30/12, thực hiện chức năng khám sức khỏe cộng đồng, đoàn bác sĩ của Trung tâm YTDP tỉnh đã tổ chức đợt khám sức khỏe định kỳ cho người lao động ở 20 doanh nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh.

9 vấn đề y tế đáng chú ý nhất năm 2011

Chưa năm nào các vấn đề của ngành y tế lại thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội với nhiều cung bậc cảm xúc như năm 2011 này. Hãy cùng Dân trí điểm lại những sự kiện y tế đáng chú ý nhất trong suốt 1 năm qua:

Gần 95% mẫu thịt lợn sống tại TP. HCM nhiễm khuẩn

Gần 95% mẫu thịtlợn sống được kiểm tra trong thời gian gần đây không đảm bảo điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm, có nhiễm khuẩn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục