Ở Trung tâm, Tuấn được học chữ và luôn nhận được tình yêu thương của cô Hà và các bạn cùng chung cảnh ngộ.

Ở Trung tâm, Tuấn được học chữ và luôn nhận được tình yêu thương của cô Hà và các bạn cùng chung cảnh ngộ.

(HBĐT) - Không còn cái vẻ mặt héo hon sau những bữa no, bữa đói; không còn cảnh lấm lem bùn đất mỗi ngày; không còn sự chới với, cô đơn trong tâm hồn con trẻ sau những nghiệt ngã của cuộc đời. Giờ đây, chúng tôi đã thấy những tiếng cười trong trẻo, thơ ngây với những chiếc răng sún của cậu bé Bùi Minh Tuấn - đứa trẻ duy nhất có HIV ở TTBTXH tỉnh.

 

Thời điểm đầu năm 2006, trong một ngày mưa rét, cái tin chị Bùi Thị Thủy - mẹ Tuấn ở xóm Bãi Bệ I bị chết vì HIV/AIDS đã lan nhanh như những cơn gió lạnh ở miền sơn cước còn nghèo khó này đã khiến cho cả gia đình họ mạc bị sốc và cả bản nghèo cũng bị sốc theo. Không nói thành lời nhưng người ta cứ rỉ tai bảo nhau phải tránh xa cái nhà ấy ra, tránh xa người chồng và đứa trẻ mới lên 4 tuổi. Sự nghiệt ngã với nỗi đau tiếp nối khi năm 2008, anh Bùi Văn Duân - cha Tuấn cũng chung phận với người vợ mệnh bạc để Tuấn lại một mình bơ vơ giữa cuộc đời với căn bệnh quái ác và không nơi nương tựa, bấu víu. Tuấn mất mẹ nay lại không còn cha, khi ấy, Tuấn cũng chỉ mới lên 6, về sống với người bác ruột. Đến đầu năm 2011, chỗ bám víu duy nhất ấy cũng bỏ lại Tuấn để đi vào Lâm Đồng xây dựng kinh tế mới. Từ đây, cậu bé 9 tuổi sống lắt lẻo qua ngày nhờ sự cảm thương của người đời.

“Hay tin có trường hợp cháu bé nhiễm HIV ở xóm Bãi Bệ I, xã Dũng Phong (Cao Phong) không có nơi nương tựa, chúng tôi đã cử người về tậm nơi tìm hiểu tình hình và đón cháu về nuôi dưỡng, chữa bệnh từ thời điểm tháng 7/2011. ở đây, cháu đã dần hòa nhập và phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác” - ông Ngô Ngọc Thu, Giám đốc TTBTXH tỉnh cho biết.

 

Về đây, có lẽ cuộc đời non nớt của cậu bé Bùi Minh Tuấn đã bắt đầu rẽ sang một trang khác. Gặp tôi, không còn cái vẻ e dè, nhút nhát khi tiếp xúc với người lạ, Tuấn dạn dĩ cười rồi kể: ở đây cháu không bị đói nữa và có mẹ chăm sóc, có nhiều bạn để chơi và có lớp để học chữ. Đó là điều mà trước đây có nằm mơ, Tuấn cũng không hình dung ra được.

 

Chị Nguyễn Ngọc Hà, cán bộ nuôi dưỡng, quản lý chăm sóc kể: Khi mới đưa về Trung tâm, Tuấn rất nhút nhát và hầu như chẳng tiếp xúc, chẳng nói chuyện với ai. Lúc nào cũng trong tâm trạng nơm nớp lo lắng, sợ hãi. Có lẽ cháu vẫn còn bị ám ảnh với những tháng ngày cơ cực. Không chỉ vậy, thời gian mới về, thỉnh thoảng cháu còn bị chảy máu mũi nhưng đến nay, sau một thời gian chữa trị, hiện tượng đó cũng đã thưa dần, không còn nhiều như trước nữa. ở đây, ngoài được chăm sóc, nuôi dưỡng, cháu còn được học văn hóa, học chữ và tham gia nhiều hoạt động văn hóa, thể thao. Đến bây giờ, Tuấn cũng đã tham gia biểu diễn văn nghệ ở Trung tâm trong các buổi giao lưu hay trong những dịp Trung thu, Tết thiếu nhi... Ngoài Tuấn là trẻ có HIV ra thì còn lại đa phần là trẻ tàn tật. Dù vậy, các cháu vẫn luôn được đối xử một cách bình đẳng và luôn được thương yêu như các cháu khác, không có sự phân biệt đối xử; các cháu đều được giáo dục hình thành nhân cách để trở thành những người tốt.

 

Được sống trong tình yêu thương, đùm bọc, không còn sự ghẻ lạnh, xa lánh, không còn cái cảm giác chới với, cô đơn giữa biển người. Tin rằng, Tuấn và các bạn trong cái lớp học đặc biệt này như đã tìm được hơi ấm yêu thương giữa cuộc đời.

 

                                                                          Mạnh Hùng

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục