“Ban đầu chỉ húng hắng vài tiếng. Giờ thì ho như cuốc kêu, nhất là đêm. Nghe mà sốt cả ruột. Các mẹ có cách nào không? Em chưa muốn cho con dùng kháng sinh” là chia sẻ của nhiều bà mẹ có con nhỏ trong thời tiết nóng lạnh đan xen như hiện nay.
Ho hắng vào “mùa”
Trong đợt ngày nóng, đêm lạnh vừa qua, tại khoa Nhi của bệnh viện Bạch Mai, Xanh-pôn, khoa khám bệnh, khoa Hô hấp viện Nhi TƯ và hầu hết các phòng khám nhi tư, số bệnh nhi tới khám tăng gấp đôi, gấp 3 bình thường, tỉ lệ khám hô hấp chiếm tới 70-80%. Hầu hết các ca bệnh đến khám và nhập viện do bệnh lý hô hấp đều có biểu hiện rõ rệt là hắt hơi, sổ mũi, ho ngày càng tăng, ho nhiều, có đờm, đau họng, viêm phế quản. Tại các trường mầm non, tiểu học, tỉ lệ trẻ nghỉ học vì bệnh hô hấp có thể lên tới 25-30% sĩ số lớp.
Tình trạng này ở người lớn, nhất là những người có bệnh lý hô hấp mãn tính, cũng không kém. Từ phòng khám tới công sở, lớp học, nhà máy đều “rổn rảng” tiếng ho, ảnh hưởng lớn tới hiệu quả học tập và năng suất lao động.
Vậy nên, dù do nguyên nhân gì, thì làm sao để chặn đứng cơn ho ngay khi xuất hiện và đừng kéo dài nhiều ngày luôn là mối quan tâm hàng đầu.
Nhiều như kinh nghiệm trị ho
Ngoài lời khuyên chung của các bác sĩ hô hấp là súc miệng nước muối, giữ ấm vùng cổ ngực, uống nhiều nước và dùng thuốc theo đơn kê, những kinh nghiệm dân gian trị ho, chủ yếu là sử dụng các thảo dược, luôn được cập nhật liên tục và ứng dụng rộng rãi bởi tính an toàn và hiệu quả.
Phổ biến nhất là dùng mật ong/mạch nha/đường phèn làm thành phần chính với các thành phần khác đi kèm theo mùa (chanh đào, quất, phật thủ, gừng, lá hẹ) hay lá diếp cá nấu nước gạo, lá trầu không, củ nghệ, tỏi giã …. Và cách chế biến dù cầu kỳ hay đơn giản thì hiệu quả đều tùy thuộc vào sự “khéo tay” và kinh nghiệm gia giảm liều lượng của người chế biến và giải pháp này thường chỉ áp dụng khi chớm ho, ho ít... Thông dụng và đơn giản hơn là ngậm các loại chanh muối, nước mơ muối, ô mai cam thảo, viên ngậm sẵn có nhưng cách này chủ yếu áp dụng cho người lớn và trong trường hợp mới ho hay có kèm cảm giác rát họng.
(HBĐT) - Chiều 23/2, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Diệp Kỉnh Tần đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng - chống dịch cúm gia cầm. Tại tỉnh ta, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự có lãnh đạo Sở NN&PTNT và các thành viên Ban chỉ đạo Phòng - chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tỉnh.
(HBĐT) - Đến thời điểm này, 10 tỉnh, thành phố trên toàn quốc đã có dịch cúm gia cầm. Dịch xảy ra ở một số địa phương tiếp giáp với tỉnh ta như Thanh Hóa, Hà Nam..., trong đó, diễn biến dịch ở tỉnh Hà Nam chưa qua 21 ngày. Trước mức độ nguy hiểm và nguy cơ dịch cúm gia cầm, các huyện, thành phố trong tỉnh đang chủ động triển khai các biện pháp cấp bách phòng - chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
(HBĐT) - Tiếp theo chương trình phối hợp giữa Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Viện mắt Quốc tế DND mang tên “Vì đôi mắt cộng đồng”, trong hai ngày 20/2 và 21/2 đã có thêm 208 người bệnh được mổ mắt và hơn 1200 người được khám miễn phí.
Cục Quản lý dược đã có văn bản gửi Sở Y tế TPHCM đề nghị tăng cường hướng dẫn sử dụng thuốc trên địa bàn TP sau khi có cảnh báo rằng trẻ dưới 16 tuổi dùng thuốc Recotus để tăng khả năng tập trung ghi nhớ là rất nguy hiểm.
Ít ai để ý rằng bia rượu quá đà có ảnh hưởng không nhỏ đến đường tiêu hóa, gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa hay viêm đại tràng, viêm loét dạ dày… Các biểu hiện này nếu không được giải quyết kịp thời sẽ dẫn tới thiếu hụt dinh dưỡng, người gầy yếu, xanh xao, buồn bực khó chịu, thậm chí là có khả năng ung thư, nguy hiểm về tính mạng.
(HBĐT) - Gần một tuần nay, thị trường sữa trong tỉnh cùng cả nước xôn xao câu chuyện giá bán đến tay người tiêu dùng tăng cao. Trong khi sữa bột “nhấp nhổm” đòi tăng giá thì sữa tươi loại tiệt trùng, thanh trùng đã đồng loạt tăng giá từ 5% - 10%.