Hành hoa không những làm món ăn thêm hấp dẫn mà còn có tác dụng giải cảm, tốt cho tiêu hóa.

Hành hoa không những làm món ăn thêm hấp dẫn mà còn có tác dụng giải cảm, tốt cho tiêu hóa.

Hằng ngày trong chế biến thức ăn, chúng ta chỉ coi hành là một thứ gia vị làm cho thức ăn thêm ngon, hấp dẫn. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rằng hành còn là một thứ thuốc đẩy lùi được nhiều bệnh.

 
Hành hoa còn có tên là thông bạch, thanh thông, hành hương. Bộ phận dùng làm thuốc là thân, thân hành có tinh dầu, chủ yếu là alilicin và các hợp chất diallyldisulfit khác; chất nhầy; saponin, acid béo, đường và vitamin B1, B2, C… Theo Đông y, hành hoa vị cay, tính ôn, vào kinh phế và vị. Có tác dụng tán hàn, giải biểu, hoạt huyết, trừ giun.

Dùng làm gia vị giải độc do ăn cua cá, làm thuốc chữa các trường hợp cảm mạo phong hàn, kinh gió sợ rét không có mồ hôi; hoặc các chứng lý hàn ngoại nhiệt, tay chân lạnh cứng, trụy mạch, tiêu chảy; đau quặn bụng do giun sán, bí tiểu cấp. Liều dùng 5 - 40g cho vào thực phẩm, dùng tươi.

Hành được dùng làm thuốc trong các trường hợp

Tán hàn, giải biểu: thông bạch 12g, đậu xị 12g. Sắc uống. Trị cảm mạo phong hàn mới mắc và nhẹ.

Hoạt huyết, thông dương: thông bạch 40g, can khương 12g, phụ tử 12g. Sắc uống. Trị đi tả cấp tính, chân tay lạnh, mạch nhỏ.

Trị giun, giảm đau:

thông bạch 40g, dầu lạc hay dầu gai hoặc ôliu 40g. Thông bạch nghiền và ép lấy nước, trộn đều với dầu để uống, hoặc uống thông bạch trước uống dầu sau, hoặc ngược lại đều được. Trị giun đũa làm tắc đường mật hoặc ruột bị tắc cứng do giun.

Một số món ăn - bài thuốc chữa bệnh có hành

Bài 1: Cháo hành giải cảm: hành sống 1 - 3 củ; gừng tươi 3 lát. Hai thứ giã nát cho vào bát tô, đổ cháo trắng đang sôi vào khuấy đều, thêm đường, muối tùy ý. Cho ăn nóng. Dùng cho bệnh nhân ngoại cảm phong hàn, đau bụng nôn ói...

Bài 2: Thông tiêu ẩm: hành 20g, gừng tươi 10g, bột tiêu 3g. Tất cả giã nát, cho nước sôi pha hãm; cho uống. Dùng cho các trường hợp đau bụng do lạnh, buồn nôn, nôn ra nước trong.

Bài 3: Thông xị thang: hành tươi cả rễ 30g, gừng tươi 8g, đạm đậu xị 12g, rượu nhạt (hoàng tửu) 30ml. Hành đem rửa sạch thái lát, gừng đập giập; cho cả 3 vị thuốc vào nồi, thêm 500ml nước, đun sôi, cho tiếp rượu vào, khuấy đều, gạn lấy nước thuốc; uống nóng làm vã mồ hôi. Dùng các trường hợp cảm mạo phong hàn, đau đầu, đau tức vùng ngực không có mồ hôi, kinh gió sợ lạnh kèm theo đau bụng buồn nôn, tiêu chảy.

Bài 4: Thông táo thang: đại táo 20 quả, củ hành có rễ lá 7 củ. Đại táo rửa sạch ngâm mềm, thêm 1 bát nước đun nhỏ lửa 20 phút, cho tiếp hành đã rửa sạch thái lát, tiếp tục đun 10 phút. Để nguội ăn táo,uống nước. Dùng cho các trường hợp suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể sau chữa bệnh lâu ngày, mất ngủ, đau nhức gân xương.

 

                                                            Theo Báo SKĐS

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Cán bộ Trung tâm YTDP tỉnh chuẩn bị hóa chất, thiết bị phục vụ phòng chống bệnh tay-chân-miệng.

Ai có nguy cơ bị bệnh mạch vành?

Bệnh nhân bị đau ngực? Nhiều khả năng đó là triệu chứng của bệnh động mạch vành - một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng không thể bỏ qua! Bệnh động mạch vành là tình trạng hẹp/tắc động mạch vành làm giảm lưu lượng máu nuôi cơ tim, gây thiếu máu hoặc nhồi máu cơ tim.

 

Chóng mặt đừng chủ quan!

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng chóng mặt. Việc xác định được nguyên nhân không phải là dễ. Người bị chóng mặt thấy choáng váng, cảnh vật xung quanh đảo lộn hoặc quay cuồng, đồng thời có cảm giác sợ bị ngã. Đôi khi, cảm giác chóng mặt nhẹ chỉ làm cho người ta cảm thấy mình đi, đứng không vững. Cảm giác này thường xuất hiện khi chúng ta đang ngồi mà vội đứng lên hoặc nằm nhanh xuống.

101 cách trị ho bằng thảo dược lúc giao mùa

“Ban đầu chỉ húng hắng vài tiếng. Giờ thì ho như cuốc kêu, nhất là đêm. Nghe mà sốt cả ruột. Các mẹ có cách nào không? Em chưa muốn cho con dùng kháng sinh” là chia sẻ của nhiều bà mẹ có con nhỏ trong thời tiết nóng lạnh đan xen như hiện nay.

Bệnh viện đa khoa tỉnh - xứng đáng bệnh viện hạng I

(HBĐT) - Thạc sĩ, thầy thuốc ưu tú, Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Trương Quý Dương cho biết: Để nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị, Bệnh viện tranh thủ mọi nguồn lực: NSNN, hợp tác liên doanh và huy động CB, VC góp cổ phần đầu tư mua sắm trang thiết bị, máy móc.

Không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân

(HBĐT) - Năm 2011, hệ thống y tế ở các tuyến trong tỉnh tiếp tục được củng cố, phát triển. 100% xã, phường, thị trấn có CBYT hoạt động, trên 50% trạm y tế xã có bác sĩ; 100% thôn, bản có nhân viên y tế; trên 46% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Nhờ đó đã tạo điều kiện để người dân tiếp cận các dịch vụ y tế cơ bản có chất lượng, nhất là người nghèo và đồng bào các DTTS.

4 nguyên tắc cần nhớ khi điều trị viêm đại tràng

Viêm đại tràng là bệnh mãn tính, khó chữa khỏi dứt điểm và hay tái phát. Để điều trị hiệu quả bệnh viêm đại tràng, bệnh nhân cần lưu ý 4 nguyên tắc quan trọng sau đây:

 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục