Cán bộ Trung tâm YTDP tỉnh chuẩn bị hóa chất, thiết bị phục vụ phòng chống bệnh tay-chân-miệng.
(HBĐT) - Bà Trần Thị ái Hương, Giám đốc Trung tâm YTDP tỉnh cho biết: Với phương châm dự phòng chủ động, tích cực, Trung tâm YTDP tỉnh đã xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể, chi tiết nhằm chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực, trang thiết bị, vật tư hóa chất, kinh phí dự phòng để đối phó với dịch bệnh một cách chủ động, kịp thời và có hiệu quả.
Trung tâm đã tập huấn, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch đến các đơn vị YTDP tuyến huyện. Tham mưu cho Sở Y tế xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch ngay từ đầu năm để sẵn sàng ứng phó khi có dịch bệnh xảy ra. Xây dựng các văn bản hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật trong phòng, chống dịch. Kiện toàn đội cơ động và duy trì hệ thống giám sát tại 3 tuyến. Chủ động giám sát phát hiện sớm dịch bệnh để có biện pháp dự phòng tích cực. Phối hợp với khối điều trị để giám sát ca bệnh, từ đó có biện pháp xử lý thích hợp khi phát hiện các bệnh truyền nhiễm nhằm khống chế không để lây lan thành dịch lớn. Thực hiện chế độ báo cáo dịch hàng ngày ở 3 tuyến xã, huyện, tỉnh và phản hồi thông tin để cơ sở nắm được tình hình dịch bệnh của địa phương mình cũng như các địa phương khác để có biện pháp dự phòng chủ động. Đồng thời, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ các tuyến. Trung tâm đã phối hợp với Cục YTDP, các viện đầu ngành mở các lớp tập huấn cho cán bộ tuyến tỉnh, huyện, xã. Nhân viên y tế thôn bản cũng được tập huấn về kiến thức, kỹ năng trong công tác giám sát, phát hiện ca bệnh và thực hiện truyền thông tại cộng đồng.
Vì vậy, năm 2011, các bệnh truyền nhiễm gây dịch nguy hiểm như tả, cúm A(H1N1), cúm A(H5N1), sốt xuất huyết không xuất hiện trên địa bàn. Các bệnh truyền nhiễm thường gặp theo mùa như tiêu chảy, thủy đậu, quai bị và hội chứng cúm đều giảm. Trong năm, lần đầu tiên bệnh tay - chân - miệng xuất hiện trên địa bàn tỉnh với 2.476 ca mắc tại 185 xã, phường, thị trấn, trong đó, 66 ca có xét nghiệm dương tính với EV71. Ngay sau khi xuất hiện ca bệnh đầu tiên, Trung tâm đã có các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn đến tuyến cơ sở, tổ chức họp thường trực BCĐ phòng, chống dịch tỉnh để xây dựng kế hoạch triển khai; thiết lập hệ thống giám sát từ y tế thôn bản đến xã, huyện, tỉnh và thực hiện báo cáo hàng ngày theo quy định, tổ chức trực dịch 24/24h. Nhờ những hoạt động phòng, chống dịch quyết liệt, kịp thời và có hiệu quả, dịch tay - chân - miệng có xu hướng giảm mạnh và ổn định trong những tuần cuối của tháng 12/2011 và không có trường hợp nào tử vong.
Bên cạnh đó, Trung tâm cũng triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiêu, dự án như: TCMR, VSMT, y tế trường học, dinh dưỡng... Những nỗ lực đó đã góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong tỉnh.
Minh Châu
(HBĐT) - Thạc sĩ, thầy thuốc ưu tú, Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Trương Quý Dương cho biết: Để nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị, Bệnh viện tranh thủ mọi nguồn lực: NSNN, hợp tác liên doanh và huy động CB, VC góp cổ phần đầu tư mua sắm trang thiết bị, máy móc.
(HBĐT) - Năm 2011, hệ thống y tế ở các tuyến trong tỉnh tiếp tục được củng cố, phát triển. 100% xã, phường, thị trấn có CBYT hoạt động, trên 50% trạm y tế xã có bác sĩ; 100% thôn, bản có nhân viên y tế; trên 46% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Nhờ đó đã tạo điều kiện để người dân tiếp cận các dịch vụ y tế cơ bản có chất lượng, nhất là người nghèo và đồng bào các DTTS.
Viêm đại tràng là bệnh mãn tính, khó chữa khỏi dứt điểm và hay tái phát. Để điều trị hiệu quả bệnh viêm đại tràng, bệnh nhân cần lưu ý 4 nguyên tắc quan trọng sau đây:
Càng cao tuổi bệnh thoái hoá khớp (THK) bàn tay, ngón tay, cổ tay càng dễ phát triển. Đây là một bệnh khớp gặp ở cả nam và nữ nhưng nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn. Mặc dù bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và cuộc sống hằng ngày.
(HBĐT) - Chiều 23/2, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Diệp Kỉnh Tần đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng - chống dịch cúm gia cầm. Tại tỉnh ta, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự có lãnh đạo Sở NN&PTNT và các thành viên Ban chỉ đạo Phòng - chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tỉnh.
(HBĐT) - Đến thời điểm này, 10 tỉnh, thành phố trên toàn quốc đã có dịch cúm gia cầm. Dịch xảy ra ở một số địa phương tiếp giáp với tỉnh ta như Thanh Hóa, Hà Nam..., trong đó, diễn biến dịch ở tỉnh Hà Nam chưa qua 21 ngày. Trước mức độ nguy hiểm và nguy cơ dịch cúm gia cầm, các huyện, thành phố trong tỉnh đang chủ động triển khai các biện pháp cấp bách phòng - chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.