Năm 2011, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở tỉnh ta giảm còn 21,4%. ảnh: Trạm y tế xã Xuất??Hóa (Lạc Sơn) thực hiện theo dõi tăng trưởng của trẻ. ảnh: Kim Tuất (TTV)
(HBĐT) - Xã hội hóa y tế với mục đích đa dạng hóa các hình thức cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe: Nhà nước, tập thể, dân lập, tư nhân..., trong đo, ự xác định vai trò chỉ đạo của Nhà nước. Ngành y tế tỉnh triển khai mục tiêu đa dạng hóa các loại hình chăm sóc sức khỏe góp phần giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, khuyến khích đưa các dịch vụ y tế có chất lượng đến gần cộng đồng.
Thực hiện NQ số 05/ 2005/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 10/NQ-Tư ngày 31/7/2007 của BTV Tỉnh uỷ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục, thể thao giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2015, sau 5 năm thực hiện, ngành Y tế đã triển khai và đạt được những kết quả đáng kể. Ngành xác định, để hệ thống y tế của tỉnh không ngừng được củng cố, phát triển, từng bước được hoàn thiện, nâng cao chất lượng khám - chữa bệnh ngày càng hiệu quả thì việc đầu tư trang thiết bị luôn được quan tâm chú trọng. Do đó, trong thời gian qua, tại các cơ sở công lập đã tổ chức liên doanh với các công ty cung cấp thiết bị y tế, huy động tài chính của CB -VC để đầu tư thiết bị phương tiện nhằm phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Tổng ngân sách đầu tư là 18.318 triệu đồng, cụ thể: Bệnh viện Đa khoa tỉnh thực hiện cổ phần các thiết bị y tế để phục vụ khám, chẩn đoán bệnh gồm: máy CT -Scanner, máy đo độ đông máu, máy siêu âm màu 4D, máy X.quang kỹ thuật số và máy đo độ loãng xương. Tổng số vốn đầu tư 10.316 triệu đồng. Bệnh viện Đa khoa TPHB liên doanh cổ phần lắp đặt các máy siêu âm 4D, máy siêu âm đen trắng và máy nội soi trị giá 1.242 triệu đồng. Bệnh viện Đa khoa khu vực Mai Châu liên doanh đầu tư máy chụp CT -Scanner tổng mức đầu tư 6 tỷ đồng. Bệnh viện Đa khoa huyện Đà Bắc cổ phần máy siêu âm màu 4D trị giá 760 triệu đồng.
Hệ thống y tế công lập đã được tổ chức tới tận thôn, bản đảm bảo thực hiện các hoạt động phòng bệnh, khám - chữa bệnh cho nhân dân. Đến nay, số đơn vị đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 100 xã, phường, thị trấn, bằng 47,6%. Hệ thống BHYT đảm bảo các đối tượng là cán bộ, người nghèo, trẻ dưới 6 tuổi, đối tượng chính sách được mua thẻ BHYT thuận tiện trong công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân.
Bên cạnh đó, ngành Y tế đã xét hồ sơ, cấp giấy phép hành nghề y, dược cho các cơ sở hành nghề y tế ngoài công lập, quản lý giấy phép hành nghề y cho 136 cơ sở, trong đó có 96 phòng khám và 40 cơ sở làm dịch vụ y tế, hàng tháng giải quyết khám - chữa bệnh bình quân cho 67.500 lượt người. Cấp phép hành nghề y học cổ truyền cho 57 cơ sở; cấp giấy phép hành nghề dược cho 15 công ty dược tư nhân cùng các công ty CP dược có trên 50% vốn Nhà nước, đáp ứng đủ nhu cầu thuốc chữa bệnh cho nhân dân trong tỉnh.
Những năm gần đây, xã hội hoá lĩnh vực y tế được triển khai thực hiện đồng bộ, rộng khắp từ tỉnh tới huyện, xã, thôn, bản góp phần chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Công tác xã hội hoá thể hiện trên mọi hoạt động y tế như: tiêm chủng mở rộng, CSSKSS, phòng - chống sốt rét, lao, phong, bướu cổ, khám chữa bệnh...
Trong giai đoạn 2011-2015, ngành Y tế tiếp tục xây dựng phát triển hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân về bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khoẻ, giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, tăng tuổi thọ, góp phần cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu của CNH -HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đóng góp tích cực vào phát triển KT -XH của tỉnh. Ngành đã đưa ra chỉ tiêu đầu vào đến năm 2015 phấn đấu đạt 7, 30 bác sừ/vạn dân; 0, 81 dược sỹ đại học/vạn dân; 100% thôn, bản có nhân viên y tế hoạt động; 66% các xã có bác sỹ; 100% xã có nữ hộ sinh; 22, 98 giường bệnh/ vạn dân; phấn đấu trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm phòng đầy đủ, đạt trên 95%; 40 trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; 76% dân số tham gia BHYT; chỉ tiêu đầu ra đến năm 2015 gồm: tỷ suất chết mẹ đạt dưới 66/100.000; giảm 18% trẻ em trên 5 tuổi suy dinh dưỡng; tỷ lệ sinh giảm 0,2%...
Để thực hiện tốt các mục tiêu đề ra, ngành Y tế đã đưa ra 7 giải pháp, trong đó, yếu tố quyết định là vận động và quán triệt sâu rộng tới các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng chủ động, tích cực tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe, đó cũng là một nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch phát triển KT -XH của tỉnh trong những năm tiếp theo.
Minh Thủy
(Trung tâm TT -GDSK)
Theo một nghiên cứu mới đăng ngày 1/3 trên trang web tạp chí Stroke của Hiệp hội tim mạch Mỹ, thời gian bị tiểu đường càng lâu thì nguy cơ bị đột quỵ càng lớn.
Nghe nói, nếu ăn nhiều loại thịt lợn được nuôi bằng thức ăn tăng trọng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Xin hỏi điều này có đúng không và cách lựa chọn thịt lợn an toàn như thế nào? Chị Hoàng Minh (Gia Lâm)
(HBĐT) - Ngày 4/3, tại UBND xã Thống Nhất (TP Hoà Bình), Thành Đoàn Hoà Bình phối hợp với Hội Chữ thập đỏ thành phố tổ chức khám, chữa bệnh cho trên 200 người dân là người cao tuổi, đối tượng chính sách... trên địa bàn. Tham gia đoàn tình nguyện có 30 y, bác sỹ đến từ CLB thầy thuốc trẻ Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện Đa khoa thành phố Hoà Bình.
Ngày Tết, không ít người phải phiền lòng vì tình trạng rối loạn tiêu hóa. Phần vì tỳ vị của họ vốn đã có bệnh khiến cho chức năng co bóp, hấp thu và bài tiết các men tiêu hóa sút kém; phần vì ăn uống không điều độ, thức ăn quá nhiều chủng loại, quá nhiều đồ bổ béo, sống lạnh hoặc khó tiêu. Ðó là chưa kể đến điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đôi khi chưa đảm bảo, thời tiết không thuận lợi, nề nếp sinh hoạt nghỉ ngơi bị đảo lộn.
Trong khi hầu hết trẻ em đều có thể ăn nhiều thực phẩm khác nhau mà không gặp bất kỳ rắc rối nào, một số ít trẻ nhỏ lại bị dị ứng thức ăn. Dị ứng thức ăn tưởng chừng không có gì nguy hiểm nhưng lại có thể gây tử vong. Do đó, các bậc cha mẹ nên làm quen với các triệu chứng cũng như tìm hiểu cách điều trị khẩn cấp khi bé bị dị ứng.
Để tạo ra nhiều thịt heo nạc nhằm thu lời bất chính, không ít thương lái thu mua, gia súc gia cầm đã bất chấp những hậu quả khôn lường cho sức khỏe con người khi cho vật nuôi ăn các loại chất cấm (chủ yếu là các loại hoóc-môn tăng trưởng độc hại) trở thành những con vật siêu nạc trong thời gian ngắn.