Khung giá mới điều chỉnh sớm nửa tháng so với dự kiến (Ảnh: N.H)
Liên bộ Y tế- Tài chính vừa ban hành thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT- BYT- BCT ban hành mức tối đa khung giá một số dịch vụ khám, chữa bệnh trong các cơ sở khám, chữa bệnh Nhà nước.
Theo đó, ban hành mới khung giá 447 dịch vụ khám, chữa bệnh, gồm 445 dịch vụ y tế và giá khám bệnh, giá ngày giường bệnh. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15-4-2012; bãi bỏ khung giá một phần viện phí ban hành kèm theo liên bộ số 14/TTLB ngày 30-9-1995 của liên Bộ Y tế - Tài chính - Lao động - Thương binh và Xã hội - Ban Vật giá Chính phủ. Ðồng thời bãi bỏ 80 dịch vụ tại "khung giá một phần viện phí" ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT.
Theo quy định của Luật Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế có trách nhiệm quy định mức thu tại các bệnh viện tuyến trung ương do Bộ quản lý; UBND tỉnh, thành phố trình HÐND cùng cấp quy định mức thu do địa phương quản lý.
Trước đó, Chính phủ đã chấp nhận chủ trương tăng giá viện phí do liên bộ Y tế- Tài chính – lao động, thương binh và xã hội đề xuất. Theo thông tư này, ban hành mới khung giá 447 dịch vụ khám, chữa bệnh, gồn 445 dịch vụ y tế và giá khám bệnh, giá ngày giường bệnh.
Như vậy, sau hơn 2 năm với nhiều dự thảo liên bộ về giá của hơn 400 dịch vụ y tế, mức giá mới đã tăng hơn so với mức hiện hành từ 30-40%, trong đó có 5 dịch vụ giảm giá; chênh lệch giữa giá tối thiểu và giá tối đa theo quy định mới khoảng 5-10%.
Theo DanTri
(HBĐT) - Ngày 4/3, tại UBND xã Thống Nhất (TP Hoà Bình), Thành Đoàn Hoà Bình phối hợp với Hội Chữ thập đỏ thành phố tổ chức khám, chữa bệnh cho trên 200 người dân là người cao tuổi, đối tượng chính sách... trên địa bàn. Tham gia đoàn tình nguyện có 30 y, bác sỹ đến từ CLB thầy thuốc trẻ Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện Đa khoa thành phố Hoà Bình.
Ngày Tết, không ít người phải phiền lòng vì tình trạng rối loạn tiêu hóa. Phần vì tỳ vị của họ vốn đã có bệnh khiến cho chức năng co bóp, hấp thu và bài tiết các men tiêu hóa sút kém; phần vì ăn uống không điều độ, thức ăn quá nhiều chủng loại, quá nhiều đồ bổ béo, sống lạnh hoặc khó tiêu. Ðó là chưa kể đến điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đôi khi chưa đảm bảo, thời tiết không thuận lợi, nề nếp sinh hoạt nghỉ ngơi bị đảo lộn.
Trong khi hầu hết trẻ em đều có thể ăn nhiều thực phẩm khác nhau mà không gặp bất kỳ rắc rối nào, một số ít trẻ nhỏ lại bị dị ứng thức ăn. Dị ứng thức ăn tưởng chừng không có gì nguy hiểm nhưng lại có thể gây tử vong. Do đó, các bậc cha mẹ nên làm quen với các triệu chứng cũng như tìm hiểu cách điều trị khẩn cấp khi bé bị dị ứng.
Để tạo ra nhiều thịt heo nạc nhằm thu lời bất chính, không ít thương lái thu mua, gia súc gia cầm đã bất chấp những hậu quả khôn lường cho sức khỏe con người khi cho vật nuôi ăn các loại chất cấm (chủ yếu là các loại hoóc-môn tăng trưởng độc hại) trở thành những con vật siêu nạc trong thời gian ngắn.
(HBĐT) - Năm 2011, Sở Tư pháp đã tiến hành điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) trên địa bàn tỉnh. Qua điều tra, khảo sát cho thấy, bên cạnh những kết quả tích cực, việc chấp hành các quy định về ATVSTP còn nhiều vấn đề quan tâm.
Chất chống dính trên nồi, niêu, xoong, chảo... tác dụng không làm dính thức ăn khi nấu nướng, rất tiện ích cho công việc nội trợ. Nhưng dưới tác dụng của nhiệt độ cao, khi nó bị bong tróc và trộn lẫn vào thực phẩm thì liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe?