Ăn chay giúp thanh lọc cơ thể. Tuy nhiên, nhiều người ăn chay trường vẫn có thể mắc các bệnh mãn tính như huyết áp, tiểu đường, tim mạch, rối loạn lipid máu...
So với chế độ dinh dưỡng thông thường, ăn chay có nhiều ưu điểm: chất đạm dễ tiêu hóa, ít gây dị ứng, lượng chất đạm vừa phải giúp giảm nguy cơ bệnh thống phong, giảm thải canxi qua đường thận, giảm nguy cơ sa sút trí tuệ lúc tuổi già; chất béo có nhiều acid béo không no và hoàn toàn không có cholesterol, có lợi cho tim mạch; dồi dào vitamin, khoáng chất, chất xơ, phytochemical từ rau trái giúp bảo vệ cơ thể, duy trì tuổi xuân, phòng chống ung thư…
Ăn chay cũng có thể gây một số bất lợi cho sức khỏe. |
Dù vậy, ăn chay cũng có thể gây một số bất lợi cho sức khỏe. Chất đạm trong các thức ăn thực vật không đủ acid amin thiết yếu; chất béo tuy không có cholesterol nhưng có các acid béo no, nhất là trong nước cốt dừa và các dạng bơ thực vật như margarine, shortening... không tốt cho tim mạch. Trong rau củ cũng có nhiều chất gây cản trở sự hấp thu các chất dinh dưỡng khác. Những người ăn chay trường thường dễ bị thiếu máu, loãng xương, giảm đề kháng… do thiếu các vi chất dinh dưỡng như acid folic, sắt, vitamin B12, kẽm, canxi…
Vì vậy, ăn chay chỉ có thể trở thành một cách ăn kiêng có lợi cho sức khỏe khi loại bỏ được các yếu tố nguy cơ nói trên. Nên chọn cách ăn chay kèm sữa, trứng và lưu ý kết hợp các thành phần trong bữa ăn.
Để cân đối chất đạm, nên trộn thêm các loại đậu vào gạo dùng nấu cơm hay cháo, hoặc ăn cơm với mè, đậu phộng, uống thêm một ly bột ngũ cốc sau bữa cơm.
Hạn chế tối đa nước cốt dừa và các loại chất béo đông đặc. Tránh chiên xào các loại thực phẩm trong dầu trước khi kho nấu để tránh làm tăng lượng chất béo trong khẩu phần.
|
Những món ăn lên men như tương, chao, cải muối, dưa cải, cà… có hàm lượng muối rất cao, chỉ nên dùng hạn chế và nên loại khỏi danh sách thực phẩm của những người cao tuổi có bệnh huyết áp, tim mạch, bệnh thận hay tiểu đường.
Chế biến qua nhiều công đoạn sẽ làm mất các vitamin dễ phân hủy như vitamin B2, B3, B6, B9, C… Vì vậy, nên chế biến thức ăn đơn giản nhất có thể: canh rau, đậu hũ kho hay chiên, xào thập cẩm… Dưỡng chất sẽ được bảo quản tốt nhất và không sinh thêm các thành phần có hại cho sức khỏe.
Với những người ăn chay trường, có thể sử dụng thêm vi chất dinh dưỡng dưới dạng thuốc bổ.
Với những người trẻ và khỏe mạnh, chỉ ăn chay một hai ngày trong tuần để thay đổi khẩu vị. Khi ăn chay trên một tuần hoặc muốn áp dụng ăn chay để phòng trị bệnh, thì bắt buộc phải quan tâm đến việc cân đối bữa ăn để đảm bảo một chế độ ăn phù hợp nhất cho sức khỏe. Nhìn từ góc độ dinh dưỡng, nếu khéo léo cân đối các thành phần dưỡng chất qua việc lựa chọn và chế biến thực phẩm thích hợp, thì chế độ ăn chay không liên tục (một ngày mỗi tuần, một tuần mỗi tháng hoặc ba tháng mỗi năm) thật sự là một chế độ ăn kiêng giúp bảo vệ sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Theo Báo SKĐS
Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang vừa gửi đơn lên Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan TƯ, phản ánh về việc lộ thông tin mật ra báo chí về kết quả kiểm phiếu trong buổi họp xem xét kỷ luật ngày 16/02/2012 của Thường vụ Đảng ủy Bộ Y tế.
(HBĐT) - Với năng lực chuyên môn cán bộ y tế ngày càng nâng lên, cơ sở vật chất được tăng cường, chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu ở xã vùng sâu Lạc Sỹ (Yên Thủy) gần đây có sự cải thiện đáng kể, đáp ứng nhu cầu của người dân.
Theo một nghiên cứu mới đăng ngày 1/3 trên trang web tạp chí Stroke của Hiệp hội tim mạch Mỹ, thời gian bị tiểu đường càng lâu thì nguy cơ bị đột quỵ càng lớn.
Nghe nói, nếu ăn nhiều loại thịt lợn được nuôi bằng thức ăn tăng trọng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Xin hỏi điều này có đúng không và cách lựa chọn thịt lợn an toàn như thế nào? Chị Hoàng Minh (Gia Lâm)
(HBĐT) - Ngày 4/3, tại UBND xã Thống Nhất (TP Hoà Bình), Thành Đoàn Hoà Bình phối hợp với Hội Chữ thập đỏ thành phố tổ chức khám, chữa bệnh cho trên 200 người dân là người cao tuổi, đối tượng chính sách... trên địa bàn. Tham gia đoàn tình nguyện có 30 y, bác sỹ đến từ CLB thầy thuốc trẻ Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện Đa khoa thành phố Hoà Bình.
Ngày Tết, không ít người phải phiền lòng vì tình trạng rối loạn tiêu hóa. Phần vì tỳ vị của họ vốn đã có bệnh khiến cho chức năng co bóp, hấp thu và bài tiết các men tiêu hóa sút kém; phần vì ăn uống không điều độ, thức ăn quá nhiều chủng loại, quá nhiều đồ bổ béo, sống lạnh hoặc khó tiêu. Ðó là chưa kể đến điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đôi khi chưa đảm bảo, thời tiết không thuận lợi, nề nếp sinh hoạt nghỉ ngơi bị đảo lộn.