Tại lớp tập huấn, các CBCS lực lượng Công an tỉnh được trang bị kiến thức về dự phòng giảm tác hại lây nhiễm HIV/AIDS.
(HBĐT) - Ngày 19/6, Dự án phòng - chống HIV/AIDS khu vực châu Á tại Việt Nam (HAARP) đã phối hợp với Tổng Cục Hậu cần - Kỹ thuật - Cục y tế (Bộ Công an) đã phối hợp với Công an tỉnh tổ chức tập huấn nâng cao năng lực can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS cho cán bộ, chiến sỹ Công an các huyện, phòng, ban chức năng thuộc Công an tỉnh.
Tham gia lớp tập huấn, các cán bộ chiến sỹ được trao đổi, cung cấp thông tin tình hình dịch bệnh HIV/AIDS trên thế giới, Việt Nam và tại tỉnh Hòa Bình; con đường lây nhiễm HIV/AIDS và các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV; nghiên cứu các văn bản pháp luật liên quan đến công tác phòng - chống HIV/AIDS, giảm tác hại của Việt Nam; được giới thiệu, nắm bắt các hoạt động của chương trình can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS như: chương trình bơm kim tiêm sạch, chương trình bao cao su miễn phí, những mô hình hiệu quả trong việc giảm tác hại, dự phòng lây nhiễm; cách xử lý và các biện pháp dự phòng phơi nhiễm HIV trong khi làm nhiệm vụ. Ngoài ra, tại hội nghị tập huấn, các học viên còn được thảo luận, nâng cao kiến thức về cơ chế phối hợp giữa lực lượng công an với ngành Y tế trong việc triển khai các hoạt động giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng; tình hình sử dụng ma túy, giảm cung, cầu ma túy trên thế giới và tại Việt Nam; các nguy cơ phơi nhiễm HIV của lực lượng cảnh sát trong khi thi hành nhiệm vụ; giới thiệu, tập huấn và thực hành một số kỹ năng khám xét an toàn; thảo luận về vai trò của lực lượng cảnh sát với các vấn đề liên quan đến ma túy và chương trình giảm tác hại của ma túy, giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS. Tại lớp tập huấn, các học viên cũng được giải đáp những thắc mắc liên quan đến các cơ chế chính sách và các biện pháp dự phòng điều trị phơi nhiễm HIV trong khi làm nhiệm vụ đối với cán bộ chiến sỹ.
Lớp tập huấn được triển khai tổ chức trong thời gian 3 ngày (từ ngày 19 - 21/6).
Mạnh Hùng
(HBĐT) - Là một trong 9 chương trình ưu tiên của chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đã góp phần hạn chế tốc độ gia tăng nhiễm HIV nói chung và tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con nói riêng. Chủ đề của tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm nay là “Hướng tới loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2015”.
(HBĐT) - Hiện nay, huyện Lạc Thủy có trên 42 vạn con gia cầm, trên 4,2 vạn con lợn, trên 1,5 vạn con trâu, bò.
(HBĐT) - Theo UBND tỉnh, giai đoạn 2009-2012 thực hiện hỗ trợ sau thiên tai theo Quyết định 142/2009/TTg của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh ta đã hỗ trợ trên 14,7 tỉ đồng cho nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, trong đó, hỗ trợ giống cây trồng trên 3,4 tỉ đồng và hỗ trợ đàn gia súc, gia cầm chết trên 11,2 tỉ đồng.
(HBĐT) - Hiện nay, toàn huyện Kỳ Sơn có 3.896 con trâu, 1.770 con bò, 29.750 con lợn và 271.750 con gia cầm. Từ đầu năm đến nay, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện tương đối ổn định, không có dịch bệnh lớn xảy ra.
(HBĐT) - Theo báo cáo của BHXH tỉnh, tỷ lệ các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nợ BHXH ngày càng tăng. Hành vi nợ đọng BHXH không chỉ vi phạm pháp luật mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Hiện nay, BHXH tỉnh đang quyết liệt triển khai các giải pháp xử lý tình trạng nợ đọng BHXH.
(HBĐT) - Tai nạn thương tích là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tử vong hay mang đến thương tật suốt đời ở trẻ. Môi trường sống luôn ẩn chứa nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến trẻ. Trong những năm gần đây, số trẻ trên địa bàn toàn tỉnh mắc phải tai nạn thương tích ngày càng gia tăng. Chính vì vậy, để chủ động phòng - chống tai nạn thương tích ở trẻ rất cần có sự quan tâm, vào cuộc của gia đình và xã hội; tạo cho trẻ thói quen sống, xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh cho trẻ.