Tình trạng thiếu bác sĩ diễn ra ở tất cả các tuyến. Bệnh viện Đa khoa tỉnh hiện cũng còn thiếu khoảng 50 bác sĩ.
(HBĐT) - Học sinh trường Trung cấp Y ra trường rất khó xin việc ở tỉnh trong khi các đơn vị y tế lại luôn trong tình trạng thiếu bác sĩ. Thực trạng thiếu cán bộ y tế có trình độ đại học trở lên ở tất cả các tuyến, nhất là tuyến y tế cơ sở đã diễn ra từ lâu và ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Đây là bài toán khó đang được ngành Y tế và tỉnh tìm lời giải.
Nhiều năm nay, tỉnh ta ở trong tình trạng thiếu bác sĩ ngay cả tại tuyến tỉnh. Bệnh viện Đa khoa tỉnh có 36 khoa, phòng với 520 giường theo kế hoạch nhưng mới có hơn 100 bác sĩ. Giám đốc Trương Quý Dương cho biết: Bệnh viện còn thiếu khoảng 50 bác sĩ nữa mới đáp ứng được yêu cầu. Mặc dù còn khó khăn nhưng bệnh viện cũng phải dành kinh phí để ưu đãi, thu hút những bác sĩ tốt nghiệp hệ chính quy về công tác. Đối với tuyến cơ sở, việc thiếu bác sĩ còn trầm trọng hơn. Bệnh viện Đa khoa huyện Đà Bắc có 90 giường với 5 khoa nhưng cũng chỉ có 7 bác sĩ, trong đó, 3 bác sĩ đang đi học. Do đó, mỗi bác sĩ phải kiêm nhiệm 3 vị trí khác nữa. Ngay cả giám đốc cũng phải trực tiếp KCB cho người dân và kiêm luôn trưởng khoa ngoại-sản. Ở khoa này cũng chỉ có duy nhất giám đốc có thể mổ được nên nếu bận việc gia đình hay bị ốm, bệnh nhân mổ cấp cứu phải chuyển lên tuyến trên. Mọi công việc hành chính chủ yếu đều phải tranh thủ buổi tối để giải quyết. Cùng với nhiệm vụ đã quá bận rộn ở bệnh viện, đơn vị còn phải bố trí cán bộ đi tuyến tại 2 phòng khám đa khoa khu vực Mường Chiềng và Yên Hoà. Do bệnh viện thiếu bác sĩ nên tất nhiên 2 phòng khám này cũng chưa có bác sĩ. Các bác sĩ hầu như không được nghỉ bù sau trực và không nghỉ phép theo chế độ. Hiện nay, trang thiết bị của bệnh viện tương đối đầy đủ như: máy nội soi răng-hàm-mặt, tai-mũi-họng, chụp x-quang… Vấn đề mấu chốt nhất là thiếu bác sĩ để vận hành. Ít nhất, bệnh viện cần 5 thêm bác sĩ, đảm bảo cơ cấu mỗi khoa có 2 bác sĩ mới đáp ứng được yêu cầu. Năm nào bệnh viện cũng có công văn xin bác sĩ nhưng không được. Còn ở tuyến xã mới có 7/20 xã có bác sĩ và 100% đều là bác sĩ chuyên tu. Tình trạng này không chỉ diễn ra ở Đà Bắc mà khá phổ biến ở tuyến huyện. Bệnh viện Đa khoa huyện Lạc Sơn cả chục năm nay cũng không có bác sĩ nào về công tác. Bệnh viện Đa khoa huyện Mai Châu cần khoảng 120 cán bộ hiện chỉ có 50 biên chế…
Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Sở Y tế Bùi Văn Kết cho biết: Ngành hiện có gần 2.000 CB, NV, trong đó có 353 bác sĩ tuyến tỉnh, huyện và 133 bác sĩ tuyến xã. Ngành còn thiếu khoảng 800
Giám đốc Sở Y tế Trần Quang Khánh cho rằng, tỉnh ta rất khó thu hút bác sĩ, dược sĩ chính quy về công tác. Số cán bộ này về không nhiều nên ngành khuyến khích họ tiếp tục học lên CKI, CKII để đảm nhiệm những vị trí hạt nhân. Còn lại, lời giải cho bài toán thiếu bác sĩ, nhất là tuyến cơ sở chỉ còn cách đào tạo bác sĩ chuyên tu theo hướng: liên thông và theo địa chỉ. Dự án Kich (Bỉ) đã hỗ trợ tỉnh đào tạo bác sĩ tuyến xã. Năm 2010, HĐND tỉnh đã thông qua Đề án 151 về đào tạo bác sĩ, dược sĩ tuyến cơ sở giai đoạn 2009 - 2020. Cán bộ đi học theo diện này chủ yếu là những người đang công tác tại các cơ sở y tế, được hỗ trợ kinh phí và phải viết cam kết khi tốt nghiệp sẽ về địa phương công tác. Đây có thể coi là giải pháp hữu hiệu cho vấn đề thiếu bác sĩ. Tuy nhiên, trên thực tế, số người được cử đi thi tỷ lệ đỗ không cao, chỉ đạt khoảng 50%. Vì vậy, tình hình thiếu bác sĩ sẽ được cải thiện trong thời gian tới nhưng chậm. Đứng trước vấn đề này, Sở đã nghiên cứu để thời gian tới có thêm bác sĩ theo hướng liên kết đào tạo với trường Đại học Y Hải Phòng.
Cẩm Lệ
(HBĐT) - Tháng 9, thị trường Tết Trung thu sôi động, vấn đề ATVSTP càng trở nên nóng bỏng, nhất là thực trạng an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống khách sạn, nhà hàng, bếp ăn tập thể và quán ăn đường phố.
(HBĐT) - Bệnh liên cầu lợn ở người đang tăng ca ở các tỉnh phía Bắc, nghiêm trọng hơn là đã có ca bệnh tử vong. Để chủ động phòng - chống bệnh, ngành y tế tỉnh đang triển khai các hoạt động phổ biến hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh và tăng cường tuyên truyền, giám sát, phát hiện. Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Lê Xuân Hoàng – Phó Giám đốc Sở Y tế về những nội dung liên quan đến bệnh này.
(HBĐT) - Ngày 26/9, tại thành phố Hoà Bình, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD Việt Nam phối hợp với Hội Bảo vệ quyền lợi NTD tỉnh đã triển khai hội nghị tập huấn về Luật ATVSTP và Nghị định hướng dẫn thi hành. Tham dự có 150 đại biểu các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, huyện có liên quan, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lương thực, thực phẩm, đại diện NTD trên địa bàn thành phố Hòa Bình.
(HBĐT) - Kể về các hoạt động của mô hình can thiệp giảm thiểu mắc bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia) trên địa bàn xã Hòa Bình (TPHB), chị Nguyễn Thị Hương, cán bộ chuyên trách dân số xã cho biết: Được thành lập từ năm 2011, hiện nay, 3 CLB tiền hôn nhân thuộc mô hình can thiệp giảm thiểu mắc bệnh thalassemia của xã vẫn duy trì hoạt động đều đặn mỗi tháng 1 lần.
(HBĐT) - Ngày 25/9, tại trường tiểu học xã Tu Lý, Trung tâm YTDP tỉnh phối hợp với các cấp, ngành, đoàn thể huyện Đà Bắc tổ chức lễ phát động chiến dịch truyền thông “Rửa tay bằng xà phòng”.
(HBĐT) - Bà Bùi Thị Bột, Giám đốc Trung tâm DS- KHHGĐ huyện Tân Lạc cho biết: Từ năm 2011, Tân Lạc là một trong 5 huyện được tỉnh chọn triển khai các hoạt động can thiệp giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS).