Sự yếu kém trong việc tự bảo vệ cơ thể của người cao tuổi (NCT) rõ nét mỗi khi thời tiết chuyển mùa, nhất là từ nóng sang lạnh. Trong các bệnh mà NCT dễ mắc phải hoặc tái phát khi chuyển mùa thì bệnh về đường hô hấp là loại bệnh hay gặp nhất.
Những bệnh đường hô hấp
Với NCT thì khi sức đề kháng yếu đi thì mọi loại bệnh tật có thể tấn công dễ dàng hơn, nhất là các bệnh gây ra bởi vi sinh vật (virút, vi khuẩn, vi nấm). Đường hô hấp được phân chia thành đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới. Bệnh viêm mũi, họng, thanh quản là một bệnh thuộc đường hô hấp trên, loại bệnh này có thể gặp quanh năm nhưng khi thời tiết chuyển muà, nóng sang lạnh thì NCT dễ gặp phải.
Người cao tuổi bị COPD dễ trở nặng khi thời tiết chuyển mùa
Bệnh thể hiện bằng hiện tượng hắt hơi, sổ mũi, chảy mũi nước; đau rát họng gây ho, tức ngực, có khi gây khó thở. Có thể ho khan hoặc có đờm. Đờm có thể là màu trắng, đặc quánh hoặc lỏng, đôi khi có một ít máu tươi do có tổn thương một số mạch máu nhỏ ở đường hô hấp trên gây ra. Nếu viêm họng kéo dàithì cơn ho sẽ làm cho NCT rất khó chịu nhất là gây đau thượng vị, kẽ liên sườn do cơ hoành bị kích thích nhiều gây co kéo. Viêm họng mạn tính kéo dài hoặc viêm mũi mạn tính rất có thể biến chứng viêm xoang gây nhức đầu. Viêm đường hô hấp dưới ở NCT khi thời tiết chuyển mùa có thể gặp viêm phế quản, viêm phổi.
Một điều cần lưu ý là viêm phế quản, viêm phổi cấp tính ở NCT thân nhiệt ít tăng cao như người trẻ tuổi nên dễ nhầm là bệnh nhẹ và dễ bỏ qua cho nên khi bệnh đã nặng thì gây không ít khó khăn cho điều trị. Một số người có bệnh mạn tính như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), khi thời tiết chuyển mùa bệnh rất dễ tái phát và có khi gây nguy kịch cho người bệnh phải cấp cứu khẩn trương, nếu để muộn có thể tính mạng sẽ bị đe dọa. Những NCT bị bệnh viêm phế quản mạn tính, khí phế thũng, giãn phế quản thì khi thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh bệnh cũng dễ tái phát. Ngoài ra, sức đề kháng của NCT yếu kém, thời tiết lúc chuyển mùa lúc lạnh, lúc ẩm hoặc khô hanh cũng tạo điều kiện cho bệnh đường hô hấp ở NCT xuất hiện. Một số người có quan niệm rằng, khi thời tiết lạnh, hút thuốc sẽ làm cho cơ thể ấm dần lên. Đây là một quan niệm không đúng và nếu là NCT hút thuốc càng dễ mắc hoặc bệnh tái phát. Bởi vì, khói thuốc lá, thuốc lào khi hít vào đường hô hấp sẽ làm tổn thương các nhu mô phổi (tổ chức phổi), dó đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cơ hội (bình thường ở đường hô hấp có vô số vi khuẩn sống cộng sinh hoặc ký sinh ở đó).
Thêm vào đó, nếu khi thời tiết thay đổi kèm theo môi trường bị ô nhiễm, nhiều bụi, khói của bếp than, bếp củi, bếp dầu, nhà ở chật chội, không thông thoáng (vì mùa lạnh dễ đóng kín các cửa) cũng là những yếu tố thuận lợi làm cho NCT dễ mắc hoặc tái phát bệnh đường hô hấp nhất.
Phòng bệnh như thế nào?
Cần mặc đủ ấm ngay cả khi còn ở trong nhà, nếu đi ra đường cần mặc thật ấm, đội mũ len, chân đi tất, tay đeo găng và nhớ quàng cổ bằng khăn ấm. Khi đi ngủ cần ngủ phòng ấm, có đủ chăn (nếu có đệm thì càng tốt) tránh gió lùa.
Thời tiết chuyển mùa từ nóng sang lạnh thì NCT cần có nước ấm để tắm, rửa. Trước khi tắm nên chuẩn bị quần áo sạch để thay ngay sau khi tắm và khi tắm xong nhớ lau người thật khô mới mặc quần áo (nếu không tự chuẩn bị được thì cần nhờ người nhà hoặc người giúp việc hỗ trợ). Phòng tắm cũng rất cần kín gió để tránh hiện tượng lạnh đột ngột rất nguy hiểm, nhất là NCT có bệnh tăng huyết áp.
Khi nhiệt độ thay đổi đột ngột từ nóng chuyển sang lạnh hoặc rét chuyển sang rét đậm, NCT nên hạn chế ra khỏi nhà lúc sáng sớm. Có thể vẫn tập thể dục hoặc đi lại, vận động thân thể ở trong nhà. Cần vệ sinh họng, miệng sạch sẽ thường xuyên hàng ngày như đánh răng đều đặn trước và sau khi ngủ dậy; súc họng bằng nước muối sinh lý (có thể tự pha chế). Những trường hợp dùng răng giả cần vệ sinh răng giả thật sạch hàng ngày, hàng tuần không để bám dính nhiều cặn, thức ăn làm tăng nguy cơ bội nhiễm vi sinh vật cho đường hô hấp. Cần bỏ thuốc lá, thuốc lào nhất là những NCT đã bị các bệnh mạn tính như viêm họng, viêm phế quản, COPD, giãn phế quản, khí phế thũng, hen suyễn, viêm xoang.
Thuốc lá, thuốc lào ngoài gây các bệnh về đường hô hấp còn có khả năng làm tăng nặng nhiều bệnh khác như bệnh về tim mạch (tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim…) cho nên không nên hút và nếu bỏ được thì rất tốt cho sức khoẻ. Những NCT đã có bệnh về đường hô hấp mạn tính hoặc các bệnh mạn tính khác, khi thời tiết chuyển mùa nên định kỳ đi khám bệnh để được tư vấn những điều cần thiết về bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình trong mùa lạnh.
Theo Báo SKĐS
(HBĐT) - Trong 2 ngày (25 – 26/10), ngành Y tế đã tổ chức Đại hội Công đoàn lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2012 – 2017. Tham dự đại hội có 113 đại biểu đại diện cho 2.792 đoàn viên công đoàn trong toàn ngành.
(HBĐT) - Theo thống kê của phòng LĐ – TB&XH, hiện nay, toàn huyện Mai Châu có 454 đối tượng nghiện ma tuý có hồ sơ quản lý, tăng so với năm 2011. Nhằm kiềm chế gia tăng đối tượng nghiện và giảm bớt người nghiện trong các cơ sở cai nghiện bắt buộc, huyện Mai Châu đã triển khai đề án “cai nghiện ma tuý tại cộng đồng” tại 4 xã điểm là Ba La, Piềng Vế, Chiềng Châu, Cun Pheo.
(HBĐT) - Mua gì, ăn gì để đảm bảo an toàn đang là vấn đề được toàn xã hội đặc biệt quan tâm. Đối với ngành giáo dục, nhất là ở bậc học mầm non tổ chức ăn bán trú cho học sinh, vấn đề đó càng trở nên quan trọng. Nếu xảy ra ngộ độc sẽ để lại hậu quả lớn về nhiều mặt. Vì vậy, các trường đều quan tâm thực hiện nghiêm túc các quy định về đảm bảo ATVSTP cho các bếp ăn tập thể.
(HBĐT) - Kết quả giám sát của hệ thống YTDP các huyện, thành phố 9 tháng qua, trên địa bàn tỉnh xảy ra 9 vụ ngộ độc thực phẩm với 354 ca mắc, không có ca tử vong.
(HBĐT) - Đà Bắc là một trong những huyện miền núi còn nhiều khó khăn do giao thông đi lại chia cắt, trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng nghèo nàn. Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện là 48,2%. Nỗ lực vượt qua khó khăn, MTTQ các cấp huyện Đà Bắc đã vận động nhân dân hỗ trợ người nghèo bằng những hoạt động thiết thực.
HBĐT - Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã tiến hành thanh tra, kiểm tra 6.134 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh và dịch vụ ăn uống. Trong đó, phát hiện 1.364 cơ sở vi phạm, chiếm tỷ lệ 22,2%. 260 cơ sở thực phẩm vi phạm (4,2%) đã bị xử lý với 53 cơ sở bị cảnh cáo, 207 cơ sở bị xử phạt vi phạm hành chính, tổng số tiền phạt hơn 140 triệu đồng.