Hội phụ nữ xã Chiềng Châu (Mai Châu) thảo luận nhóm tuyên truyền phòng - chống tệ nạn ma túy, mại dâm , HIV/AIDS.

Hội phụ nữ xã Chiềng Châu (Mai Châu) thảo luận nhóm tuyên truyền phòng - chống tệ nạn ma túy, mại dâm , HIV/AIDS.

(HBĐT) - Theo thống kê của phòng LĐ – TB&XH, hiện nay, toàn huyện Mai Châu có 454 đối tượng nghiện ma tuý có hồ sơ quản lý, tăng so với năm 2011. Nhằm kiềm chế gia tăng đối tượng nghiện và giảm bớt người nghiện trong các cơ sở cai nghiện bắt buộc, huyện Mai Châu đã triển khai đề án “cai nghiện ma tuý tại cộng đồng” tại 4 xã điểm là Ba La, Piềng Vế, Chiềng Châu, Cun Pheo.

 

Ông Nguyễn Văn Định, Trưởng phòng LĐ – TB&XH huyện cho biết: ngay sau khi triển khai đề án, Ban chỉ đạo huyện đã thống nhất xây dựng kế hoạch, rà soát đối tượng nghiện tại các xã. Đối với cấp xã, Đảng ủy, chính quyền họp ban chỉ đạo và phân công từng thành viên phụ trách các phần việc cụ thể và triển khai tuyên truyền, vận động gia đình có người nghiện tự nguyện đăng ký cai nghiện tại cộng đồng. Sau khi có sự thống nhất của gia đình, xã lập danh sách đưa đi cai nghiện cắt cơn tại Trung tâm CB – GD – LĐXH tỉnh. Số người nghiện không đăng ký cai tại cộng đồng cũng được xã lập danh sách đưa đi cai cưỡng chế nhằm làm trong sạch địa bàn.

 

Sau khi tuyên truyền, vận động, 116 đối tượng thuộc 4 xã đã tự nguyên đăng ký cai nghiện tại cộng đồng, còn lại 338 đối tượng đã được lập danh sách đưa đi cai nghiện cưỡng chế. Sau 15 ngày cắt cơn được đưa về địa phương, các thành viên trong ban chỉ đạo phân công các tổ công tác, trưởng xóm theo dõi giúp đỡ. Ông, Hà Văn Hoàn, Phó Chủ tịch UBND xã Bao La cho biết: hình thức giúp đỡ chủ yếu  là theo dõi, giám sát các hoạt động của đối tượng nghiện, ngăn chặn họ tiếp xúc với các đối tượng xấu. Đặc biệt là thường xuyên tuyên truyền, giúp đỡ gia đình và các đối tượng nghiện để họ quyết tâm từ bỏ ma túy.

 

Ngoài ra, để giúp người nghiện thực sự hòa nhập với cộng đồng, huyện cũng đã tạo điều kiện việc làm cho đối tượng nghiện sau cai. Tuy nhiên, số lượng này còn rất hạn chế. Tính đến thời điểm này chỉ có 10 đối tượng nghiện sau cai ở xã Chiềng Châu được vay vốn hỗ trợ giải quyết việc làm với trị giá 5 triệu đồng/người.

 

Tuy nhiên, cai nghiện tại cộng đồng là một bài toán không hề đơn giản. Ông Định cho biết: tại các xã thực hiện đề án hầu như không có lực lượng chuyên trách có trình độ chuyên sâu về cai nghiện ma tuý. Chính điều này dẫn đến việc có rất ít đối tượng nghiện ma túy tham gia tại cộng đồng được điều trị về tâm lý, phục hồi sức khỏe và phòng - chống lây nghiễm HIV. Mặt khác, các ban, ngành đoàn thể mới chỉ dừng lại ở mức độ là thành viên ban chỉ đạo và nhiều ngành mặc dù là thành viên ban chỉ đạo nhưng vẫn còn tâm lý phó mặc cho các ngành khác nên hầu như không tham gia tuyên truyền, vận động. Một trong những vướng mắc khiến cai nghiện tại cộng đồng gặp nhiều khó khăn chính là công tác quản lý sau cai. Mặc dù đã đưa các đối tượng nghiện đi cai cưỡng chế nhằm làm trong sạch địa bàn nhưng thực tế, ngoài xã hội vẫn còn nhiều đối tượng nghiện chưa phát hiện và các tụ điểm buôn bán ma túy nhỏ lẻ vẫn lén lút hoạt động nên người đang cai nghiện vẫn có nguy cơ tiếp xúc với đối tượng xấu.

 

Năm 2012, huyện Mai Châu xác định nỗ lực để giảm số  người nghiện ma túy trên địa bàn, tiến tới xây dựng địa bàn lành mạnh, không có tệ nạn xã hội. Tuy nhiên, thực tế, tính đến thời điểm này, số người nghiện đang có chiều hướng gia tăng, trong đó, chủ yếu là thanh niên tuổi đời còn rất trẻ. Cai nghiện tại cộng đồng là một hướng đi phù hợp nhằm giúp cho đối tượng nghiện được cảm hóa, giáo dục với sự quan tâm giúp đỡ của cộng đồng. Tuy nhiên, mô hình này để thành công rất cần có sự vào cuộc, chung tay của cả hệ thống chính trị.

 

 

                                                                Phương Linh

 

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục