Nhân dân thị trấn Kỳ Sơn phát triển nghề chổi chít, góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho nhiều lao động nữ. (Ảnh: Lưu An).
(HBĐT) - Đồng chí Đinh Hải Nam, Phó phòng LĐ-TB&XH huyện Kỳ Sơn cho biết: Trên địa bàn huyện hiện có hơn 21.000 người trong độ tuổi lao động. Trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề chiếm hơn 30%. Hiện, huyện có 2 KCN mới thành lập và trên 60 doanh nghiệp đã và đang hoạt động với nhiều ngành nghề khác nhau.
Xuất phát từ thực tế đó, đào tạo nghề, cung ứng lao động cho các doanh nghiệp ngay trên địa bàn nhằm giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động đang là mục tiêu mà huyện hướng đến. Để thực hiện được mục tiêu đó, từ nhiều năm nay huyện đã xác định gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm, trong đó, đặc biệt chú trọng đào tạo nghề theo địa chỉ.
Ngay từ đầu năm, huyện đã triển khai điều tra, khảo sát tại 85 thôn, xóm để nắm được số liệu cụ thể về người lao động, đồng thời, tiến hành điều tra, rà soát nhu cầu sử dụng tại 42 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn. Qua đó, nắm được chính xác nhu cầu lao động của các DN để có kế hoạch đào tạo cụ thể. Trong năm 2012, huyện đã mở được 10 lớp đào tạo nghề cho 315 lao động, trong đó chủ yếu là các nghềà phi nông nghiệp phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trên địa bàn. Cũng theo đồng chí Đinh Hải Nam, để nâng cao hiệu quả dạy nghề, đặc biệt, để đảm bảo việc làm cho lao động, huyện đã chủ động ký kết với các doanh nghiệp trực tiếp hướng dẫn và truyền nghề cho lao động bằng hình thức học và thực hành ngay tại xưởng. Từ đầu năm đến nay, huyện đã phối hợp với các đơn vị như Công ty TNHH Mai Bình, Công ty TNHH Minh Thắng, UBND xã Hợp Thịnh, Trạm KN-KL huyện, Bộ CHQS tỉnh, Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh... đào tạo các nghề chẻ tăm hương, làm chổi chít, chăn nuôi, trồng trọt, trồng hoa, cây cảnh, trồng rau sạch, hàn, xây dựng, sửa chữa xe gắn máy cho gần 2.000 lao động, trong đó gần 100 lao động bị thu hồi đất được đào tạo các ngành nghề phù hợp. Với việc doanh nghiệp trực tiếp đứng ra giảng dạy theo hình thức thực hành tại chỗ, người lao động vừa nắm vững được kiến thức, đồng thời vừa đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng. Chính vì vậy, tỷ lệ lao động qua đào tạo có việc làm thường đạt từ 85- 90%. Cụ thể, Công ty TNHH Minh Thắng mở được 8 lớp làm chổi chít xuất khẩu với gần 300 học viên tham gia, 90% là lao động nữ và 85% lao động được đào tạo vào làm việc tại các cơ sở chổi chít của doanh nghiệp với mức thu nhập ổn định. Trung tâm dạy nghề Bộ CHQS tỉnh mở 2 lớp dạy nghề hàn điện cho gần 100 lao động, 60% lao động động sau khi học xong được các DN trên địa bàn nhận vào làm việc; ký kết với cơ sở làm chổi chít xuất khẩu xã Dân Hạ mở 2 lớp dạy nghề làm chổi chít cho lao động tại xã Hợp Thịnh, 100% lao động học xong được cơ sở nhận vào làm việc có thu nhập ổn định từ 2 triệu đồng trở lên....
Ngoài ra, huyện cũng đã phối hợp với ngân hàng CSXH huyện triển khai thực hiện hiệu quả nguồn vốn vay từ quỹ quốc gia về việc làm. Trong năm đã giải quyết cho 57 dự án vay với tổng kinh phí 790 triệu đồng, từ nguồn vốn vay này đã giải quyết việc làm cho 57 lao động. Trong đó, chủ yếu là các dự án về phát triển TTCN, dịch vụ.
Chính nhờ các giải pháp đồng bộ trong công tác đào tạo nghề, đặc biệt là đào tạo nghề theo địa chỉ, huyện đã tạo được nguồn lao động dồi dào, có tay nghề cho các DN, đơn vị đầu tư trên địa bàn tỉnh. Đây được coi là yếu tố quan trọng quyết định đến thành công của dự án đầu tư nhưng quan trọng hơn là góp phần thực hiện thành công mục tiêu an sinh xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương. Năm 2012, huyện đã giải quyết việc làm cho 1.250 lao động, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 7%, thu nhập bình quân đầu người tăng hơn 12 triệu đồng/người/năm.
Phương Linh
(HBĐT) - Chị Quách Thị Xuân, Trạm trưởng trạm y tế (TYT) xã Trung Bì (Kim Bôi) cho biết: thời gian qua, TYT xã đã tăng cường tuyên truyền cho các bà mẹ có con nhỏ khi đến khám, chữa bệnh tại trạm. Đồng thời, phát huy vai trò nòng cốt của nhân viên y tế thôn, bản trong truyền thông, tư vấn cho từng hộ dân về tầm quan trọng của việc tiêm chủng, nhất là chương trình tiêm chủng mở rộng. Để chuẩn bị cho tiêm chủng mở rộng (TCMR) định kỳ vào ngày mùng 4 hàng tháng và những lần tiêm bổ sung, 3 nhân viên y tế thôn, bản ở 3 xóm trong xã thông báo trên hệ thống loa truyền thanh của xã, các xóm để người dân được biết.
(HBĐT) - Ngày 26/12, Hội Bảo trợ NTT & TMC tỉnh đã phối hợp với phòng LĐ – TB & XH huyện Cao Phong tổ chức lễ trao xe lăn cho người khuyết tật trên địa bàn với sự chứng kiến của đại diện Trung ương Hội.
(HBĐT) - Vừa qua, Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Kỳ Sơn phối hợp với Bệnh viện Nhi Trung ương tổ chức lấy máu xét nghiệm bệnh tan máu bẩm sinh(TMBS) tại trường THPT Kỳ Sơn. Kết quả, toàn trường đã lấy được 525 mẫu máu của học sinh và giáo viên trẻ chưa lập gia đình.
(HBĐT) - Tổ chức Childfund Việt Nam văn phòng vùng tại Hòa Bình vừa tổ chức đợt tập huấn chăm sóc sơ sinh thiết yếu cho đội ngũ cán bộ y tế bệnh viện huyện, trung tâm YTDP và trạm y tế của 2 huyện Cao Phong, Kỳ Sơn.
(HBĐT) - Ngày 25/12, Chi cục DS-KHHGĐ tổ chức kỷ niệm ngày Dân số Việt Nam 26/12 và tổng kết công tác DS-KHHGĐ năm 2012.
(HBĐT) - Trong những năm qua, công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Nhận thức của các cấp, ngành và người dân về công tác DS-KHHGĐ đã có bước chuyển rõ rệt, song cũng đang đứng trước những khó khăn, thách thức. Nhân dịp kỷ niệm ngày Dân số Việt Nam 26/12, pv Báo Hòa Bình đã phỏng vấn bà Nguyễn Thị Minh Phương, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ xung quanh các vấn đề liên quan đến công tác DS-KHHGĐ.