Lãnh đạo UBND huyện Đà Bắc trao quyết định chi trả chế độ cho các đối tượng tham gia kháng chiến tại chiến trường miền Nam và làm nghĩa vụ quốc tế tại Lào.

Lãnh đạo UBND huyện Đà Bắc trao quyết định chi trả chế độ cho các đối tượng tham gia kháng chiến tại chiến trường miền Nam và làm nghĩa vụ quốc tế tại Lào.

(HBĐT) - Trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc đã có hàng nghìn con em các dân tộc huyện Đà Bắc lên đường nhập ngũ, cống hiến một phần tuổi trẻ, sức lực của mình cho công cuộc bảo vệ quê hương đất nước.

 

Đến nay, toàn huyện có 117 thân nhân, gia đình liệt sỹ, 113 thương binh, 21 bệnh binh và 64 người nhiễm chất độc hoá học trực tiếp và gián tiếp. Đồng chí Xa Thị Lan, Trưởng phòng LĐ- TB&XH huyện Đà Bắc cho biết:  Công tác thương binh liệt sỹ là một trong những mảng lớn quan trọng của ngành LĐ-TB&XH. thể hiện sự tri ân sâu sắc của Đảng, Nhà nước, nhân dân ta đối với những người có công với cách mạng. Chính vì vậy, mặc dù là huyện còn nhiều khó khăn về kinh tế nhưng trong những năm qua, công tác này luôn được cấp uỷ Đảng, chính quyền đặc biệt quan tâm. Phòng LĐ -TB & XH đã tích cực phối hợp với các ban, ngành liên quan tổ chức giám định đối tượng tham gia kháng chiến hưởng trợ cấp ưu đãi nạn nhân CĐDC. Việc chi trả, giải quyết chế độ, chính sách cho các đối tượng cũng luôn được phòng quan tâm thực hiện đúng đủ, kịp thời.

 

Cùng với việc thực hiện tốt công tác chi trả chế độ chính sách cho các đối tượng, huyện cũng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, phát động sâu rộng phong trào đến ơn - đáp nghĩa trong mọi tầng lớp nhân dân. Từ năm 2012 đến nay, huyện đã vận động được 240 triệu quỹ đền ơn- đáp nghĩa. Từ nguồn quỹ này đã xây mới hàng chục nhà tình thương và tu sửa nhà cho đối tượng chính sách. Trong năm nay cũng đã có hơn 50 đối tượng được tặng sổ tiết kiệm. Từ trong phong trào này, đã có nhiều cơ quan đơn vị tích cực hỗ trợ các đối tượng chính sách như công đoàn cơ quan UBND huyện đã có nhiều hoạt động ủng hộ đối tượng nhiễm chất độc hoá học. Đặc biệt, huyện đoàn cũng đã tích cực giúp ngày công cho các hộ gia đình chính sách.

 

Công tác tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sỹ đã được quan tâm thực hiện. Từ năm 2012 đến nay, BCĐ chăm sóc người có công của huyện đã chỉ đạo, tìm kiếm, quy tập được 4 hài cốt liệt sỹ. Các nghĩa trang liệt sỹ trên địa bàn huyện cũng được nhân dân, đặc biệt là các em học sinh trên địa bàn huyện chăm sóc, dọn dẹp.

 

Nhờ những nỗ lực trong phong trào đền ơn - đáp nghĩa, tính đến thời điểm này, hơn 90% hộ gia đình người có công với cách mạng đã có mức sống bằng và cao hơn mức sống trung bình của người dân địa phương. Huyện cũng đã xoá xong nhà tranh tre dột nát trong đối tượng chính sách. Ghi nhận những kết quả đã đạt được, 100% xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã được công nhận làm tốt công tác chăm sóc người có công với cách mạng. Từ sự hỗ trợ của các cấp, ngành, nhiều thương - bệnh binh, thân nhân liệt sỹ trên địa bàn huyện đã không ngừng nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, khẳng định phẩm chất người lính bộ đội Cụ Hồ, xứng đáng với lời dặn của Bác "thương binh tàn nhưng không phế".

  

 

 

                                                                             Đinh Hòa

 

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục