Đội ngũ cán bộ tình nguyện viên Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh luôn quan tâm động viên, giúp đỡ các cháu trong độ tuổi đến trường vươn lên trong học tập.

Đội ngũ cán bộ tình nguyện viên Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh luôn quan tâm động viên, giúp đỡ các cháu trong độ tuổi đến trường vươn lên trong học tập.

(HBĐT) - Mới hôm nào bịn rịn chia tay “bố” Chiến, “mẹ” Dung (Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm BTXH tỉnh) ở cổng trường, tháng 7 này, Trần Thị Hương và Hoàng Thị Hương đã hoàn thành năm học đầu tiên ở trường đại học Lao động xã hội. Được nhận vào chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ ở Trung tâm BTXH tỉnh khi đang học dở dang lớp 7, Trần Thị Hương, Hoàng Thị Hương và các bạn, các em vốn quen gọi các bác, các cô, các chú ở Trung tâm là “bố, mẹ”. Đó không chỉ là nỗi khát khao tình cảm mà còn là sự trân trọng tận đáy lòng và tất cả dù đã trưởng thành hay đang trong vòng tay của các “mẹ” đều coi Trung tâm thực sự là mái ấm thân thiết của mình. 

 

Sau nhiều tháng vật lộn với bệnh tật, năm 2005, chị Bùi Thị Minh, một người phụ nữ hiền lành ở thôn Liên Phú 3 (An Lạc- Lạc Thủy) đã qua đời để lại cho chồng, anh Trần Đức Thặng 3 đứa con lít nhít: Trần Thị Xuân 11 tuổi, Trần Thị Hương 9 tuổi, Trần Đức Thắng 4 tuổi cùng nếp nhà lụp xụp và vài thứ vật dụng chỉ đáng giá vài trăm nghìn đồng. Anh Thặng tất tả ngược xuôi để mong kiếm đồng tiền, bát gạo nuôi con ăn học. Cuộc sống quá khổn khó khiến sức tàn, lực kiện và 2 năm sau, anh đã mất để lại 3 đứa trẻ bơ vơ. Thương các cháu, ông ngoại Bùi Trọng Được đón về nuôi nhưng tuổi cao, sức yếu, thu nhập chỉ trông chờ vào vài sào ruộng khiến cả nhà bữa no, bữa đói. ăn còn không đủ nên ba đứa trẻ mồ côi không còn dám mơ đến việc học hành. Thấy hoàn cảnh của các cháu quá khó khăn, chính quyền thôn Liên Phú 3 và xã An Lạc đã đề nghị UBND huyện cho vào Trung tâm BTXH tỉnh. Năm 2006, Hương cùng chị và em trai được đón nhận vào Trung tâm.

 

Ở thôn Gò Chè, xã Tiến Xuân - Lương Sơn (nay là Thạch Thất - Hà Nội), nhắc đến gia đình chị Nguyễn Thị Mai, mọi người đều bày tỏ sự thương xót, cảm thông bởi đó là hộ có hoàn cảnh vô cùng khốn khó. Sau khi sinh hai cháu Hoàng Thị Hương, Hoàng Thị Thu, chị Mai bị mắc bệnh tâm thần phân liệt. Lúc bé Hương mới 2 tuổi và bé Thu chưa đầy 1 tuổi, chồng chị đã bỏ đi biệt tích. Xót con, thương cháu, ông ngoại Nguyễn Văn Doãn đã đón về nuôi nhưng hoàn cảnh quá eo hẹp nên cũng không cáng đáng nổi. Năm 2005, Hương cùng mẹ và em được đưa vào Trung tâm BTXH tỉnh.

 

Đối với Trần Thị Hương và Hoàng Thị Hương được về Trung tâm BTXH tỉnh thực sự là bước ngoặt trong cuộc đời. Trong một gia đình lớn này, các em được yêu thương, đùm bọc, được các bác, cô, chú chăm lo từng bữa cơm, manh áo, viên thuốc và hạnh phúc hơn cả là tất cả đều được đến trường. Trường tiểu học, THCS Dân Hạ và THPT Kỳ Sơn cùng nằm trung trên một dải đất, các anh, chị lớn được Trung tâm giao cho xe đạp để đưa đón các em nhỏ lúc tới lớp, khi tan trường. Đến trường, các em còn được Trung tâm mua sắm cho từng chiếc cặp, chiếc bút, quyển vở. Vào dịp 1/6, năm nào Trung tâm cũng tổ chức khen thưởng để khuyến khích, động viên các em là học sinh giỏi, tiên tiến. Dù đã được Nhà nước quan tâm, chăm lo nhưng với mức tiền ăn 540.000 đồng/trẻ mồ côi, 720.000 đồng/trẻ khuyết tật và dưới 5 tuổi, bữa ăn hàng ngày vẫn còn đạm bạc. Vậy là ngoài giờ học, các em còn tranh thủ cùng bác, cô, chú trồng rau, nuôi lợn để cải thiện đời sống. Thêm nữa, các em còn được rèn luyện kỹ năng sống nên khuôn viên Trung tâm luôn xanh, sạch, đẹp, phòng ở và các công trình công cộng luôn gọn gàng, sạch sẽ. Cuộc sống luôn chan hòa, tràn ngập yêu thương.

 

Không phụ công chăm sóc, nuôi dưỡng của Trung tâm, Trần Thị Hương và Hoàng Thị Hương cùng các em trong độ tuổi đến trường đều nỗ lực học tập, rèn luyện. Tốt nghiệp THPT, hai em lao vào ôn luyện, ngoài những giờ phụ đạo ở trường THPT Kỳ Sơn A, hôm nào hai em cũng đèn sách tới 2-3h sáng. Mong muốn các em thành đạt, các bác, cô, chú ở Trung tâm người cho gói mỳ, gói cháo, hộp sữa, người thăm hỏi, động viên. Khi đi thi, bố Chiến đưa các em đến tận cổng trường. Tháng 7/2012, Trung tâm BTXH tỉnh tràn ngập niềm vui khi 2 em cùng nhận được giấy báo trúng tuyển vào trường đại học Lao động xã hội, Hoàng Thị Hương trúng tuyển hệ đại học và Trần Thị Hương trúng tuyển hệ cao đẳng. Bố Chiến thực sự xúc động khi hai em chọn vào học khoa Công tác xã hội với tâm nguyện: Chúng con muốn theo nghề bố mẹ, dù vất vả nhưng đem lại hạnh phúc cho nhiểu mảnh đời bất hạnh.

 

Trước khi các em nhập học, lãnh đạo Trung tâm lại tất tả ngược xuôi để lo bằng được cho hai em vào ký túc xá của trường rồi chạy vạy tìm kiếm và cuối cùng được Quỹ hỗ trợ nhân đạo cho trẻ em Việt Nam đồng ý hỗ trợ học phí (5 triệu đồng/năm) trong hơn 4 năm các em học ở trường. Theo quy định của Nhà nước, các em đủ 16 - 18 tuổi là thời điểm bị cắt hưởng trợ cấp, vậy là để các em có điều kiện nhập học Sở LĐ-TB&XH và Quỹ quyên góp ủng hộ đối tượng tại Trung tâm đã hỗ trợ cho mỗi em hơn 5 triệu đồng.

 

Vào dịp lễ, tết, nghỉ hè Trần Thị Hương và Hoàng Thị Hương vẫn thường xuyên trở về xum họp với mái ấm mà một thời các em đã gắn bó. Cả hai chị em đều rất vui vì năm học 2012-2013, trong 18 em đang học phổ thông ở Trung tâm có 4 em học lực giỏi, 7 em học lực khá, 1 em là cháu ngoan Bác Hồ.  Họ luôn tự nhủ sẽ làm tất cả để đền đáp công ơn các bác, cô, chú ở Trung tâm, những người cha, người mẹ thứ hai của mình.

 

 

 

                                                                          Đức Phượng          

 

Các tin khác

Hội từ thiện “Nối vòng tay lớn” tặng quà cho các hộ gia đình chính sách của xã Mỹ Thành (huyện Lạc Sơn).
Không có hình ảnh
Hội Nạn nhân CĐDC/điôxin tỉnh hỗ trợ nạn nhân CĐDC xã Xuân Phong (Cao Phong).
Cán bộ Trạm y tế xã Tân Vinh (Lương Sơn) khám, chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Lạc Thuỷ tổ chức Chiến dịch SKSS/KHHGĐ 

(HBĐT) - Trung tâm DS-KHHGĐ phối hợp với Trung tâm YTDP huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Chiến dịch tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ sức khỏe sinh sản/Kế hoạch hóa gia đình đến vùng đông dân, vùng có mức sinh cao và vùng khó khăn năm 2013.

Trao tặng trên 200 xe lăn, xe lắc cho người khuyết tật

(HBĐT) - Ngày 8/8, tại Trung tâm hoạt động thanh thiếu niên tỉnh, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh và Quỹ hỗ trợ cộng đồng Lawrence S. Ting (Lo ren tinh) đã tổ chức trao tặng 150 xe lăn và 60 xe lắc tình thương cho người khuyết tật tỉnh, tổng giá trị 360.500.000 đồng. Dự lễ trao có, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch danh dự Hội CTĐ tỉnh; ông Van Chư Quơ, Trưởng đại diện văn phòng tập đoàn CT&D và Công ty TNHH phát triển Phú Mỹ Hưng tại Hà Nội; Phan Khánh Dưỡng, Giám đốc Quỹ Lawrence S. Ting; Nguyễn Minh Toan, UVBTV T.Ư Hội CTĐ Việt Nam, Chủ tịch Hội CTĐ tỉnh Hà Nam, một số cơ quan, đoàn thể tỉnh và thành phố Hoà Bình cùng trên 30 người khuyết tật hưởng lợi đại diện cho trên 200 người khuyết tật hưởng lợi được trao đã có mặt.

TP Hoà Bình tặng 2.933 suất quà cho người có công

(HBĐT) - Trong tháng 7, phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, các cấp uỷ, chính quyền, phòng, ban, MTTQ và tổ chức, đoàn thể của TP Hoà Bình đã đẩy mạnh hoạt động đền ơn - đáp nghĩa bằng những việc làm thiết thực nhân kỷ niệm 66 năm ngày TB-LS 27/7.

Đà Bắc: Khám chữa bệnh cho trên 12.000 lượt người

(HBĐT) - Tính đến hết tháng 7, Bệnh viện Đa khoa huyện Đà Bắc đã khám cho trên 12.000 lượt bệnh nhân, đạt 60% kế hoạch.

Không còn nạn nhân bị tàn tật do bệnh phong

(HBĐT) - Đó là tín hiệu vui từ công tác phòng, chống bệnh phong trên địa bàn toàn tỉnh do Trung tâm phòng - chống bệnh xã hội tỉnh cung cấp.

Tăng cường giám sát hỗ trợ các điểm tiêm chủng

(HBĐT) - Sự cố 3 trẻ sơ sinh tử vong sau tiêm vắc xin viêm gan B tại Bệnh viện đa khoa huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đang gây lo lắng cho những gia đình có con nhỏ. Trước sự việc trên, Bộ Y tế vừa có Công văn hỏa tốc số 4619 về chấn chỉnh hoạt động tiêm chủng trên toàn quốc. PV Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Lê Xuân Hoàng, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh xung quanh việc sử dụng vắc xin trong dự phòng các bệnh truyền nhiễm cho trẻ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục