Bác sĩ Khoa Hồi sức cấp cứu (Bệnh viện đa khoa tỉnh) khám cho bênh nhân Bùi Văn Rưm bị tai bến mạch máu lão.

Bác sĩ Khoa Hồi sức cấp cứu (Bệnh viện đa khoa tỉnh) khám cho bênh nhân Bùi Văn Rưm bị tai bến mạch máu lão.

(HBĐT) - Bác sĩ Trần Hoàng Dương, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) cho biết: Do các yếu tố về lối sống, ăn uống, áp lực công việc… hiện nay, trên cả nước nói chung và tỉnh ta nói riêng, các bệnh không lây nhiễm như ung thư, tăng huyết áp, đái tháo đường, đặc biệt là đột quỵ đang gia tăng ở mức cao.

 

Đột quỵ còn gọi là tai biến mạch máu não là tình trạng bệnh lý do tổn thương mạch máu não đột ngột. Trước đây, người ta thường nghĩ ngay đây là bệnh của những NCT hoặc tuổi trung niên nhưng thực tế những năm gần đây cho thấy, bệnh đang trẻ hóa và có xu hướng ngày càng gia tăng. Nhiều người còn gọi đây là bệnh xã hội, bệnh thời đại. Theo thống kê của Hội Phòng, chống tai biến mạch máu não Việt Nam, mỗi năm có 200.000 người mắc mới và gần 100.000 người tử vong vì đột quỵ. Đột quỵ là 1 trong 3 căn bệnh gây tử vong hàng đầu cùng với tim mạch và ung thư. Ở tỉnh ta, thời gian gần đây, số ca đột quỵ phải nhâp viện cũng gia tăng. Trong đó, nhiều người mới chỉ ngoài 30 tuổi. Trong 6 tháng đầu năm 2013, bệnh viện đã tiếp nhận điều trị cho 175 bệnh nhân liên quan đến bệnh mạch máu não. Trung bình mỗi ngày khoa điều trị cho khoảng 30 bệnh nhân thì có đến gần 1/3 là bệnh nhân đột quỵ.

 

Cô Nguyễn Thị Lào ở tổ 1, phường Tân Thịnh (TPHB) năm nay bước vào tuổi 45 nhưng đã phải nhập viện vì đột quỵ. Trước khi nhập viện 1 ngày, bệnh nhân xuất hiện cảm giác tê bì tay trái, sau đó là toàn bộ nửa người bên trái. Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng uống thuốc không đều. Khi nhập viện, huyết áp của bệnh nhân tăng lên 220/120 mmHg. Sau khi chụp CT não cho kết quả bệnh nhân bị xuất huyết vùng nhân bèo bên phải, kích thước 15 x 19 mm. Tuy nhiên, đây chưa phải là trường hợp nặng và đã được đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời nên hiện đã tạm ổn định. Đối với bệnh nhân Bùi Văn Rưm ở xã Tân Lập (Lạc Sơn) đã phải nằm điều trị tại khoa gần 1 tháng, đến nay vẫn trong tình trạng nguy kịch. Theo lời kể của người nhà bệnh nhân, buổi sáng ông Rưm vẫn thức dậy đi chợ nhưng đến 7 giờ đột ngột ngất xỉu và bất tỉnh. Khi nhập viện vào lúc 9 giờ, bệnh nhân đã bị hôn mê sâu, thở lọc rọc, liệt nửa người trái. Qua khám và làm các xét nghiệm, bác sĩ kết luận bệnh nhân bị xuất huyết não và phải đặt nội khí quản, cho thở máy, điều trị tích cực. Bệnh nhân cũng có tiền sử tăng huyết áp nhưng không dùng thuốc đều.

 

Qua thống kê cho thấy, nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất là do tăng huyết áp không kiểm soát, mắc các bệnh lý mạch máu, tắc nghẽn tĩnh mạch. Ngoài ra, nguy cơ gia tăng bệnh ở những người bị bệnh đái tháo đường, tim mạch, hút thuốc lá, béo phì, tăng cholesterol, tăng mỡ máu, ít vận động, uống nhiều rượu. Đáng chú ý là bệnh tăng cao ở nhóm người mắc chứng tăng huyết áp, đái tháo đường. Trong khi đó, số người gặp phải 2 bệnh lý này trên địa bàn tỉnh ngày càng nhiều. Theo kết quả khám sàng lọc của Bệnh viện Nội tiết tỉnh cho 2.086 người đã có 700 người mắc đái tháo đường, 64 người tiền đái tháo đường, 314 người có nguy cơ cao. Qua khám sàng lọc cho 1.386 người tại cộng đồng đã có 111 người mắc, 524 người tiền đái tháo đường, 921 người có nguy cơ cao. Kết quả khám cho 498 người tại phường Chăm Mát (TPHB) đã có 239 người bị tăng huyết áp và có các yếu tố nguy cơ về tim mạch.

 

Trước tình trạng bệnh đột quỵ gia tăng và hậu quả tàn tật để lại khá nặng nề, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã thực hiện đề tài nghiên cứu về bệnh. Đồng thời, củng cố phòng khám ngoại trú tăng huyết áp và có những khuyến cáo. Theo đó, để dự phòng nên duy trì lối sống khoa học lành mạnh, vui vẻ, tránh áp lực quá cao trong công việc. Không nên hút thuốc lá và tránh phải hút thuốc thụ động; điều trị bệnh cao huyết áp theo đúng hướng dẫn; kiểm soát tốt đường huyết nếu bị tiểu đường; duy trì chế độ ăn ít dầu mỡ, cholesterol, muối; tập thể dục thường xuyên; giữ cân nặng trong tầm kiểm soát; kiểm tra sức khỏe định kỳ. Bệnh thường xảy ra tại nhà, cơ quan, nơi công cộng… Vì vậy, khi gặp người bị đột quỵ phải nhanh chóng đỡ không cho bị ngã, để nằm nghiêng sang một bên, cho nôn hết ra và đưa ngay đến cơ sở y tế. Trước xu hướng các bệnh không lây nhiễm đang tăng cao, Sở Y tế cũng đã tích cực triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về tăng huyết áp, đái tháo đường. Thiết lập hệ thống tổ chức, chỉ đạo; tập huấn chuyên môn; khám sàng lọc, cung cấp trang thiết bị, quản lý bệnh nhân. Xây dựng mạng lưới quản lý đến các trạm y tế xã, phường, thị trấn.

 

                                                                  

                                                                Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục