Triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh LMLM tại Xăm Khòe.

Triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh LMLM tại Xăm Khòe.

(HBĐT) - Do nhận thức của nhiều người chăn nuôi, nhất là người chăn nuôi ở vùng sâu, xa xao còn hạn chế, đời sống kinh tế còn khó khăn, thêm vào đó là thiếu sự vào cuộc quyết liệt của một số cấp ủy, chính quyền nên công tác tiêm vắc - xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Mai Châu thường không đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra. Tỷ lệ tiêm phòng các loại bệnh cho đàn theo định kỳ mùa vụ đạt rất thấp.

 

Theo thống kê mới đây của hệ thống thú y cơ sở, tổng đàn gia súc, gia cầm toàn huyện gồm có 13.882 con trâu, bò, 22.461 con lợn, gần 194.000 con gia cầm. Với số lượng gia súc, gia cầm tương đối lớn so với các huyện, thành phố trong tỉnh, vấn đề quản lý đàn, quản lý dịch bệnh trên đàn vật nuôi không dễ dàng gì, chưa kể trong tình huống xảy ra dịch bệnh. Đồng chí Phạm Văn Khoa – Trưởng trạm Thú y huyện cho biết: Chỉ khi xảy ra dịch rồi, người dân mới tính đến việc tiêm phòng, đấy là chưa kể đến công tác tiêm phòng dịch vụ (mất phí) lại càng khó triển khai hơn. Kết thúc đợt tiêm phòng vụ xuân – hè vừa qua, trong tổng số gần 14.000 con trâu, bò cần được tiêm vắc xin tụ huyết trùng định kỳ mỗi năm 2 lần, toàn huyện chỉ tiêm được cho khoảng 6.000 con. Ngay như tiêm vắc - xin LMLM, nguồn thuốc do Trung ương hỗ trợ, công tiêm do huyện hỗ trợ, số trâu, trò được tiêm cũng chỉ được hơn 9.000 con, tương đương trên 70% tổng đàn.

 

Trong số 23 xã, thị trấn, đàn gia súc của huyện tập trung nhiều nhất ở các xã Pà Cò, Hang Kia, Cun Pheo, Mai Hịch, Piềng Vế, Xăm Khòe, Pù Bin, Noong Luông, Ba Khan. Tỷ lệ tiêm phòng bệnh cho gia súc đạt thấp ngoài nguyên nhân từ phía nhận thức của người dân, việc thiếu sự quan tâm, chỉ đạo ở một số xã cũng có nhiều tác động. Triển khai tiêm phòng ở không ít xã, xóm nhiều khi chỉ có thú y viên và trưởng xóm đi đến các hộ chăn nuôi vừa đôn đốc, vận động, thuyết phục, vừa thực hiện. Đối với đàn gia cầm, vấn đề phòng bệnh cho đàn cũng chưa được hộ chăn nuôi quan tâm thỏa đáng. Việc tiêm, nhỏ các loại thuốc dịch vụ phòng bệnh cúm, tiêu chảy, newcastle… ít được chú trọng, hãn hữu mới có người đến hệ thống thú y cơ sở tư vấn, mua thuốc phòng.

 

Đang trong giai đoạn chuyển mùa, một số bệnh dịch nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm thường hay mắc phải ở thời kỳ này như tai xanh, cúm gia cầm, LMLM và tụ huyết trùng… Cũng theo đồng chí Trưởng trạm Thú y huyện, để chủ động phòng bệnh cho đàn vật nuôi, phương cách hữu hiệu nhất là tiêm phòng cho gia súc, gia cầm. Muốn tạo sự chuyển biến về công tác tiêm, đồng thời chủ động phòng - chống dịch bệnh gây tổn hại tới tổng đàn, cần huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân và xã hội hóa công tác tiêm phòng. Nếu có thể, các xã, xóm nghiên cứu, cân nhắc đưa chỉ tiêu tiêm phòng bệnh cho gia súc, gia cầm và quy ước thôn, xóm, theo đó đề cao trách nhiệm của hộ chăn nuôi thực hiện tiêm phòng, nếu không tiêm trong trường hợp xảy dịch sẽ phải xử lý hành chính…

 

 

                                                                  Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục