Cán bộ Đội Cảnh sát PCTP về môi trường (Công an TPHB) thử nghiệm ngâm hóa chất thúc hoa quả chín.

Cán bộ Đội Cảnh sát PCTP về môi trường (Công an TPHB) thử nghiệm ngâm hóa chất thúc hoa quả chín.

(HBĐT) - “Nếu biết hoa quả bày bán ở chợ ngâm tẩm hóa chất thúc chín nhanh tôi sẽ không mua về ăn” - Đó là câu trả lời rành rọt của chính đối tượng Nguyễn Thị Thắm vừa bị tổ công tác Đội Cảnh sát PCTP về môi trường, Công an TPHB bắt quả tang tàng trữ 150 hộp hoá chất thúc hoa quả chín tại gia đình ở tổ 24, phường Phương Lâm. Mỗi hộp có 2 vỉ, mỗi vỉ 10 lọ chất lỏng (5 g/lọ). Đây là loại hoá chất không được phép lưu hành tại Việt Nam do Trung Quốc sản xuất. Loại thuốc này có hiệu lực cao, tăng chín nhanh cho hoa trái, quả bóng đẹp, tươi, cải thiện thực chất quả.

 

Đặc biệt, thuốc có khả năng ăn mòn kim loại, có chất kích thích với mắt, da nên chú ý tránh tiếp xúc trực tiếp. Đối với chuối xanh, sau khi hái về dùng 1 ống pha với 2 lít nước rồi đem nhúng ướt hoặc phun đều. Đối với cam, lê, hồng, cà chua, pha 1 ống pha với 4 - 5 lít nước. Sau một thời gian ngắn sẽ cho kết quả chín nhanh, bóng đẹp, tẩy chát. Đáng lo ngại là loại thuốc này mua khá dễ dàng. Theo lời khai của bà Thắm, chỉ cần đi xuống chợ Hà Đông (Hà Nội) và gọi điện hẹn sẽ có người mang hàng đến tận tay. Sau đó, cho lên xe khách chở về Hòa Bình. Mỗi hộp mua 20.000 đồng, về bán 30.000 đồng. Chỉ vì lợi nhuận mà bà Thắm đã bất chấp sức khỏe của cộng đồng, gây lo ngại, bất an cho những người tiêu dùng.

 

Trung úy Lê Anh Việt, cán bộ Đội Cảnh sát PCTP về môi trường, Công an TPHB cho biết: Công tác đấu tranh, phát hiện với loại tội phạm về ATTP gặp nhiều khó khăn do lực lượng mỏng, các đối tượng hoạt động vào buổi đêm tối hoặc nhỏ lẻ tại nhà với nhiều thủ đoạn tinh vi. Số vụ bắt giữ còn ít so với thực tế diễn ra nhưng cũng cho thấy mức độ phức tạp của những vi phạm gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng, giống nòi. Điển hình như vụ phát hiện, bắt giữ 25 mặt hàng thực phẩm, phụ gia, hóa mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ tại cửa hàng kinh doanh của chị Vũ Thị Kim Quý ở tổ 21, phường Phương Lâm (TPHB). Mới đây, đội cũng đã bắt giữ xe chở gia cầm, chủ xe tự tháo kẹp chì niêm phong sản phẩm nhằm trốn tránh kiểm dịch động vật và tiếp tục thu mua thêm gia cầm không đủ điều kiện để kiếm lời.

 

Theo số liệu và đánh giá của Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường (Công an tỉnh), trong 6 tháng đầu năm, phòng đã phối hợp với Chi cục ATVSTP (Sở Y tế) và các ngành chức năng kiểm tra 342 cơ sở SX, CB, KD thực phẩm. Qua kiểm tra đã có 202 cơ sở vi phạm; cảnh cáo, nhắc nhở 67 cơ sở, xử phạt vi phạm hành chính 135 cơ sở với số tiền trên 146 triệu đồng. Riêng Phòng đã kiểm tra, ra quyết định xử phạt 41 tổ chức, cá nhân với số tiền trên 63 triệu đồng. Nổi bật là vụ bắt giữ xe ô tô chở khoảng 3 tấn mỡ động vật không có chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ. Vụ phát hiện xe Huyndai chở 300 kg gà đông lạnh không đầu, 800 kg cá đông lạnh không có hóa đơn, chứng tờ hợp lệ... Mặc dù thời gian qua, lực lượng cảnh sát PCTP về môi trường đã tập trung lực lượng, triển khai các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm nhưng nguy cơ ô nhiễm, ngộ độc thực phẩm, thực phẩm không đảm bảo an toàn vẫn diễn biến phức tạp, khó kiểm soát. Việc ban hành các văn bản QPPL còn chậm, chưa đáp ứng kịp thời trong giai đoạn mới. Quy định xử lý vi phạm trong lĩnh vực ATVSTP chưa đủ tính răn đe, một số còn chồng chéo. Trình độ cán bộ về lĩnh vực ATTP còn hạn chế. Chủ yếu mới chỉ kiểm tra các cơ sở và hoạt động liên quan ở quy mô công nghiệp; kiểm soát tại các hộ SX, KD nhỏ lẻ còn khó khăn.

 

Cũng trong 6 tháng, trên địa bàn tỉnh xảy ra 1 vụ ngộ độc cấp tính với 182 người phải nhập viện cấp cứu. Tuy nhiên, theo đồng chí Bùi Quang Huấn, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP tỉnh, những hóa chất cấm khi ngấm vào cơ thể trong một thời gian dài dễ gây ra các bệnh nguy hiểm cho cơ quan nội tạng, lo ngại nhất là ung thư. Để ngăn ngừa các vụ ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khỏe, mỗi người hãy là người tiêu dùng thông thái. Nên mua những thực phẩm tươi, có nhãn mác, hạn sử dụng rõ ràng. Các địa phương cần tăng cường giám sát ô nhiễm, những nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm theo phân cấp. Theo đề xuất của Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường, các ban, ngành cần tham mưu, xây dựng những quy chuẩn và các bước kiểm tra kỹ lưỡng những mặt hàng, chủ động loại bỏ những loại không đạt tiêu chuẩn. Tăng chế tài xử phạt để đảm bảo tính răn đe. Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về ATTP đến nhân dân, tổ chức, cá nhân SX, CB, KD thực phẩm.

 

 

                                                                           Cẩm Lệ

 

 

Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục