(HBĐT) - Đến xóm Đá Bạc, xã Liên Sơn (Lương Sơn) lúc này chẳng ai có thể hình dung chỉ cách đây vài năm, người dân trong xóm đã phải sống khốn khổ trong sự kỳ thị của người đời vì một xóm có trên 30 người mắc AIDS.

 

“Đại dịch” về xóm vào những năm 2004 - 2005, khi những người đàn ông trụ cột trong gia đình vì đói, nghèo đeo bám dai dẳng phải bỏ nhà đi làm phu vàng ở Đà Nẵng. Quá trình tiêm phòng sốt rét, do dùng chung bơm kim tiêm nên họ đã bị nhiễm bệnh hàng loạt rồi vô tình lại truyền bệnh cho người thân. Hiểu biết về căn bệnh AIDS còn hạn chế, thời gian đầu sinh hoạt, đời sống của người dân trong xã bị xáo trộn. Người mắc AIDS  hoang mang, lo lắng, tự ti, mặc cảm. Hàng xóm, thậm chí có trường hợp cả người thân cũng xa lánh, không dám quan hệ, giao dịch. Chính điều đó đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, tâm lý, tình cảm của những người mắc AIDS đòi hỏi sự vào cuộc của các ngành chức năng.

 

Với vai trò phối hợp, năm 2006, Hội LHPN tỉnh, huyện Lương Sơn đã tham gia sáng lập CLB “cùng chia sẻ” tại xã Liên Sơn (Lương Sơn) với 40 thành viên ban đầu là những người có “H” và những người không mang bệnh trong cộng đồng. Định kỳ hàng tháng, dự án tổ chức đưa đón những người nhiễm “H” đi khám và nhận thuốc tại các cơ sở y tế. Qua đó, họ được hướng dẫn việc tự chăm sóc bản thân và chủ động trong việc tiếp cận dịch vụ y tế. Duy trì sinh hoạt đều đặn vào thứ bảy hàng tuần, sau 7 năm đi vào hoạt động, CLB “cùng chia sẻ” đã động viên, giúp đỡ nhiều mảnh đời bất hạnh vượt lên số phận, sống khoẻ mạnh, có ích cho cộng đồng.

 

Chị Đặng Thị Q., một thành viên của CLB chia sẻ: Tôi biết mình nhiễm HIV khi chồng tôi qua đời vì căn bệnh này. Những ngày đầu là quãng thời gian đen tối. Ruộng rau tôi trồng lên xanh mướt mà đem mời, đem biếu hàng xóm không ai dám ăn, nông sản trong vườn bán cũng chẳng ai dám mua... Họ sợ con “ết” bám trên người tôi sẽ lây sang họ. Tôi tham gia sinh hoạt tại CLB “cùng chia sẻ”, với những kiến thức được tuyên truyền, tôi biết cách chăm sóc bản thân, được tư vấn tìm đến các cơ sở điều trị uy tín... và trên hết ở đây, tôi thấy được sự cảm thông, chia sẻ, không có ánh mắt kỳ thị, xa lánh.

 

Song song với tương trợ người có “H”, CLB đã đẩy mạnh các hoạt động truyền thông với nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: cấp phát tờ rơi, thông tin qua hệ thống đài truyền thanh xã; phổ biến, hướng dẫn qua hoạt động, sinh hoạt của các tổ chức, đoàn thể và cụm dân cư... để người dân hiểu về căn bệnh HIV/AIDS, từ đó sẻ chia với người có “H”, không còn sự phân biệt, kỳ thị như trước, giúp họ có thêm niềm tin, vươn lên trong cuộc sống. Ông Bạch Văn Viên, Chủ nhiệm CLB  cho biết: Trong thời gian tới, CLB đặt ra nhiệm vụ trọng tâm là tạo điều kiện giúp đỡ cho những người nhiễm “H” phát triển kinh tế. Đồng thời, tăng cường hoạt động truyền thông, vận động những người nhiễm “H” mới tham gia CLB nhằm giảm bớt tỷ lệ lây nhiễm HIV ra cộng đồng.

 

 

                                                                                    H.Y

 

 

Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục