Cộng đồng dân cư hưởng lợi xã Phúc Tiến (Kỳ Sơn) bàn bạc, lựa chọn công trình nhà tiêu HVS phù hợp.

Cộng đồng dân cư hưởng lợi xã Phúc Tiến (Kỳ Sơn) bàn bạc, lựa chọn công trình nhà tiêu HVS phù hợp.

(HBĐT) - Nếu nhìn vào thực trạng bao phủ nhà tiêu hợp vệ sinh (HVS) hộ gia đình trên địa bàn tỉnh cuối năm 2011 sẽ lo ngại bởi chỉ có 20,9% số xã có tỷ lệ nhà tiêu HVS theo nhóm đạt từ 50% - 65% trở lên, số xã có tỷ lệ nhà tiêu HVS ở mức dưới 30% chiếm tới 62,4%. Trong đó, một số xã có tỷ lệ nhà tiêu HVS rất thấp, thậm chí như xã Đồng Môn (Lạc Thủy) tỷ lệ là 0%, xã Tuân Đạo (Lạc Sơn) 0,3%, Yên Thượng (Cao Phong) 1,3%, Quyết Chiến (Tân Lạc) 1,2%, Hang Kia (Mai Châu) 2%...

 

Ngày nay, trước tình hình phát triển dân số, nhiều thôn, xóm, bản làng đã có mật độ các hộ tăng lên, đất chật không đủ chỗ cho sinh hoạt và sản xuất. Thêm vào đó, hầu hết các hộ đều có chăn nuôi tại nhà, nguồn nước cho ăn uống, sinh hoạt được lấy từ giếng đào, giếng khoan nông rất dễ bị ô nhiễm từ chuồng trại gia súc, gia cầm và nhà vệ sinh. Bên cạnh đó, nhận thức, thói quen đối với vấn đề vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, đặc biệt là xây dựng, sử dụng bảo quản nhà tiêu HVS của người dân trong tỉnh, nhất là đồng bào thiểu số chưa cao, thói quen không rửa tay thường xuyên với xà phòng còn phổ biến. Từ nguồn số liệu của Trung tâm nước sinh hoạt & VSMTNT tỉnh cho thấy: có 144/210 trạm y tế xã có công trình nhà tiêu HVS, 36% hộ gia đình có nhà tiêu HVS bao gồm ở cả thành phố và vùng nông thôn. Đến cuối năm 2012, sau nhiều nỗ lực đầu tư, hỗ trợ của các chương trình, dự án đã nâng tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu HVS toàn tỉnh lên 40%. Tuy nhiên, nếu thống kê tách rời, tỷ lệ vùng nông thôn có nhà tiêu HVS mới đạt trên 22%.

 

Theo Trung tâm YTDP tỉnh, những năm trước đây, phong trào xây dựng nhà tiêu chủ yếu theo loại nhà tiêu 2 ngăn. Sau một thời gian sử dụng, các công trình xuống cấp, hầm chứa phân bị hở, không có nắp đậy, hơn nữa người dân không còn nhu cầu sử dụng phân bắc, không sử dụng chất đốt rơm rạ nên không đủ tro cho sử dụng nhà tiêu 2 ngăn. Điều này dẫn đến loại nhà tiêu này không còn hợp vệ sinh, gây ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường. Một số hộ gia đình nông thôn có điều kiện đã chuyển sang xây dựng nhà tiêu thấm dội nước hoặc tự hoại tiện lợi hơn. Tuy nhiên, để thay đổi thực trạng, tạo chuyển biến sâu rộng, mạnh mẽ hơn trong nhận thức, ý thức và hành vi của người dân khu vực nông thôn cần có sự vào cuộc của nhiều cấp, ngành, địa phương và sự hỗ trợ, can thiệp thúc đẩy của các chương trình, dự án. Năm 2013, thực hiện hợp phần vệ sinh thuộc Chương trình MTQG Nước sạch & VSMT nông thôn, ngành y tế tỉnh đã triển khai những hoạt động, đặc biệt là tăng tỷ lệ nhà tiêu HVS hộ gia đình nhằm tích cực cải thiện môi trường, thay đổi hành vi, nhận thức của người dân.

 

Trong phạm vi can thiệp tại 183 thôn, xóm của 26 xã ở 8 huyện gồm Kỳ Sơn, Cao Phong, Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Yên Thủy và Mai Châu, hợp phần Vệ sinh sẽ thực hiện các hoạt động chính như tập huấn kiến thức VSMT, kỹ thuật xây dựng nhà tiêu HVS, truyền thông giáo dục nhận thức về nước sạch, VSMT, hỗ trợ cải tạo/xây dựng nhà tiêu. Các hoạt động đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự đồng tình của cộng đồng. Triển khai hợp phần từ tháng 6 - 11 đã hoàn thành các hoạt động chủ yếu tập huấn, hội nghị triển khai tại xã, truyền thông qua loa đài xã, truyền thông cơ sở tại thôn chưa có nhà tiêu hoặc nhà tiêu chưa HVS. Các công trình nhà tiêu cải tạo/xây dựng cũng đang được gấp rút thi công, hoàn thiện. Theo kế hoạch mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2013, tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu HVS toàn tỉnh sẽ đạt 44%. 100% nhân viên y tế thôn bản của 26 xã thuộc 8 huyện triển khai Chương trình được tập huấn kiến thức VSMT, kỹ thuật xây dựng nhà tiêu HVS. 100% người dân của 26 xã được tuyên truyền, giáo dục nhận thức về nước sạch và VSMT, vệ sinh cá nhân, cách xây dựng và sử dụng các mô hình nhà tiêu HVS.

  

 

                                                                        Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

5 cách hạ huyết áp không cần dùng thuốc

Huyết áp cao là nguy cơ hàng đầu làm tăng mắc bệnh tim và đột quỵ. Mặc dù nhiều người đang dùng thuốc để hạ huyết áp, nhưng đối với những người mắc chứng tăng huyết áp giai đoạn 1 không phải lúc nào cũng cần dùng thuốc.

Ca tử vong do bệnh dại gia tăng, Bộ Y tế khuyến cáo cách phòng chống

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế chiều 13/3 cho biết, 2 tháng đầu năm 2024 đã ghi nhận 22 trường hợp tử vong do bệnh dại, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023. Khu vực Tây Nguyên vẫn là điểm nóng về bệnh dại với 2/4 tỉnh có ca tử vong...

Bộ Y tế thông tin về nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT

Bộ Y tế cho biết trong thời gian qua, Bộ Y tế nhận được công văn của một số Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phản ánh một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Nghị định số 75/2023/NĐ-CP.

Tuổi trẻ Bệnh viện Đa khoa tỉnh xung kích, tình nguyện vì sức khỏe nhân dân

Chi đoàn thanh niên Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh hiện có gần 300 đoàn viên. Với sự quan tâm của lãnh đạo bệnh viện, chi đoàn có điều kiện thuận lợi để triển khai công tác đoàn và phong trào thanh niên. Tổ chức Đoàn luôn đồng hành cùng sự phát triển của Bệnh viện, tham gia thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ khám, chữa bệnh (KCB), góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Cấp giấy chứng nhận cho 13 cơ sở sản xuất, kinh doanh đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Tháng 2/2024, thực hiện thẩm định, đánh giá theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT và Thông tư số 32/2022/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT, các cơ quan quản lý chuyên ngành tỉnh đã tiến hành đánh giá phân loại 13 cơ sở sản xuất, kinh doanh (SX-KD) nông, lâm, thủy sản. Qua đó đánh giá 13 cơ sở xếp loại B.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục