Bán xúc xích không tủ che đậy giữa hàng ngàn người đi lễ hội Khai hạ Mường Bi 2014.

Bán xúc xích không tủ che đậy giữa hàng ngàn người đi lễ hội Khai hạ Mường Bi 2014.

(HBĐT) - Sau Tết Nguyên đán, hàng loạt lễ hội bắt đầu diễn ra. Đáng chú ý trên địa bàn tỉnh là lễ hội Chùa Tiên (Lạc Thuỷ), Đền Bờ (Cao Phong, Đà Bắc), Khai hạ (Tân Lạc)… Người dân nô nức đi trẩy hội, cầu mong những điều tốt lành sẽ đến trong năm mới. Tuy nhiên, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) gần như bị bỏ ngỏ.

 

Lễ hội Khai hạ Mường Bi (Tân Lạc) diễn ra trong 2 ngày mùng 7, 8 âm lịch. Từ ngày mùng 7, các hàng quán phục vụ nhu cầu của người đi hội bắt đầu mọc lên. Đến ngày mùng 8, dịch vụ ăn uống mới thực sự nở rộ và chỉ cần nhìn mắt thường đã thấy tình trạng mất vệ sinh ATTP. Từ các lối vào đến trong sân vận động – nơi diễn ra lễ hội la liệt các điểm bán hàng ăn, quán ăn tạm bợ. Các món ăn ngay như: xúc xích, bò viên, chè, bánh cuốn, trứng, bún phở, hoa quả dầm… bày bán sát lề đường, ngay dưới biển “cấm bán hàng”, bên cạnh bước chân của hàng vạn du khách thập phương. Dưới cái nắng nóng gần như thời tiết mùa hè, con đường tung bụi, các loại thực phẩm không hề được che đậy. Người bán thì mặc nhiên dùng tay trần bốc, thái thức ăn. Người mua thì cũng vô tư, hồn nhiên ăn uống và vứt rác ngay xuống chân, trên đường đi. Trước khi chính lễ diễn ra, ban tổ chức đã phải huy động lực lượng dùng các bao tải đi nhặt rác khắp khu vực sân vận động nhưng không xuể. Đó là chưa kể khu rửa bát, đĩa, cốc uống nước mía không đủ nước sạch; tương ớt đựng trong chai nước khoáng có màu đỏ vàng nhờ nhờ… Bên cạnh đó là các mặt hàng bánh, kẹo, bim bim… phơi bán trên các tấm ni lông rải dưới nền đất. Chúng tôi hỏi một anh bán xúc xích được biết, nhà anh ở tận tỉnh Phú Thọ, nghe nói có lễ hội nên phóng xe máy lên bán.

Ông Bùi Quang Huấn, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP tỉnh cho rằng, ATTP tại các lễ hội là vấn đề cần được quan tâm đúng mức hơn. Không chỉ riêng tại lễ hội Khai hạ Mường Bi mà tại các lễ hội diễn ra dài ngày như Chùa Tiên, đền Bờ còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất vệ sinh ATTP. Các lễ hội diễn ra chủ yếu vào mùa xuân, nóng, lạnh thất thường nên thực phẩm dễ ôi thiu, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nhanh hơn bình thường. Người dân lại chưa nhận thức và ý thức đầy đủ về mối nguy từ thực phẩm không an toàn. Không ít người tặc lưỡi ăn cho qua bữa. Trong khi đó, do mang tính chất thời vụ, không ít chủ hàng kinh doanh theo kiểu chộp giật nên khó để đảm bảo an toàn. Họ cũng chưa qua các lớp tập huấn nào về ATTP nên vi phạm là dễ nhìn thấy. Các lễ hội chủ yếu mới chỉ quan tâm đến phần lễ, phần hội và coi nhẹ vấn đề vệ sinh ATTP. Ở đền Bờ, các điểm nướng cá la liệt dọc lối đi. Đối với các loại cá, nhiệt độ nướng ở giữa tâm phải đạt từ 700C trong thời gian từ 30 phút trở lên mới chín và tiêu diệt được vi khuẩn thông thường. Nếu nướng chưa chín, khi ăn có thể bị nhiễm giun, sán, ký sinh trùng. Cá nếu bao gói hoặc gỡ ra để lên giấy báo cũng không thực sự an toàn bởi loại giấy này thường có thành phần chì độc hại. Lượng người tập trung đến lễ hội, ăn uống đông đúc cùng với kiểu kinh doanh cẩu thả tiềm ẩn nhiều nguy cơ ngộ độc thực phẩm và các bệnh mãn tính về sau.

 

Trước tình hình đó, theo Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP Bùi Quang Huấn, chính quyền các địa phương cần nêu cao trách nhiệm quản lý. Các hội, đoàn thể CT-XH cũng cần vào cuộc tuyên truyền đến các hội viên của mình để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi khi đi lễ hội. Bộ Y tế vừa có công điện gửi các đơn vị trực thuộc và BCĐ các tỉnh, thành phố về việc chủ động triển khai công tác ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm mùa lễ hội 2014. Theo đó, các cơ quan chức năng tiến hành thanh, kiểm tra liên ngành việc chấp hành các qui định về ATTP của các điểm kinh doanh dịch vụ ăn uống tại các khu vực lễ hội. Đảm bảo các cơ sở kinh doanh sử dụng nguyên liệu và kinh doanh sản phẩm thực phẩm đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. BCĐ liên ngành về vệ sinh ATTP tỉnh cũng đã xây dựng kế hoạch và tiến hành kiểm tra kể từ ngày 10/2. Các huyện, thành phố đã treo hàng trăm băng rôn về chủ đề đảm bảo, lựa chọn thực phẩm an toàn dịp Tết, lễ hội. Tuy nhiên, trước hết bản thân những người đi lễ hội cần tự bảo vệ mình. Chọn những quán ăn đảm bảo hoặc không ăn uống trong khu vực lễ hội, chủ động chuẩn bị thức ăn sẵn mang theo.

 

 

 

                                                                             Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục