Trẻ em cần được quan tâm chăm sóc đặc biệt khi thời tiết lạnh ẩm để phòng, tránh bệnh. Ảnh chụp tại khoa Nhi (Bệnh viện đa khoa tỉnh).

Trẻ em cần được quan tâm chăm sóc đặc biệt khi thời tiết lạnh ẩm để phòng, tránh bệnh. Ảnh chụp tại khoa Nhi (Bệnh viện đa khoa tỉnh).

(HBĐT) - Bệnh sởi đang bùng phát thành dịch tại nhiều nơi tập trung ở các tỉnh, thành phố phía Bắc và lân cận với tỉnh ta như Sơn La, Hà Nội, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu… với hàng nghìn ca mắc, trong đó đã có ca tử vong. Bệnh bùng phát cao nhất trở lại sau 3 năm.

 

Tại tỉnh ta, bệnh sởi đã từng bùng phát vào năm 2009, 2010 với 1.535 ca mắc, 2 ca tử vong, tập trung ở trẻ em, lứa tuổi dưới 15. Trong năm 2013, toàn tỉnh phát hiện 54 ca nghi sởi/ruela và 1 ca sởi xác định. Theo báo cáo giám sát của Trung tâm YTDP tỉnh, đến nay trên địa bàn tỉnh chưa phát hiện trường hợp nào kết luận mắc bệnh sởi. Tuy nhiên, Trung tâm YTDP huyện Kim Bôi ngày 12/2 đã nhận được thông tin về một ca bệnh sốt phát ban nghi sởi ở cháu bé 12 tháng tuổi đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa huyện. Trung tâm đã cử cán bộ đến lấy mẫu máu để xét nghiệm và bệnh viện đang thực hiện điều trị cách ly.

 

Ông Mai Đức Sỡi, Phó Giám đốc Trung tâm YTDP tỉnh cho biết: Nguyên nhân chủ yếu của dịch sởi là do trẻ chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh sởi hoặc chưa được tiêm đầy đủ, đúng lịch. Dịch bệnh có nguy cơ lan rộng, xu hướng diễn biến phức tạp trong mùa đông xuân vì thời tiết lạnh ẩm là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của bệnh và sự gia tăng giao lưu, tiếp xúc đi lại sau Tết Nguyên đán. Theo quy luật, bệnh có nguy cơ bùng phát trở lại sau 3 – 4 năm vì tỷ lệ tiêm vắc xin đáp ứng miễn dịch, không đạt 100%. Mỗi năm tích lại một số ca và sau khoảng thời gian trên sẽ bùng phát thành dịch. Tỷ lệ tiêm vắc xin sởi trên địa bàn tỉnh đạt 95%, tỷ lệ đáp ứng miễn dịch đạt 85 – 95%. Đặc biệt, sau khi có thông tin về một số ca sốc phản vệ sau tiêm vắc xin Quinvaxim, viêm gan B, tỷ lệ trẻ được tiêm phòng trong tỉnh đã giảm khá mạnh. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến dịch bệnh có nguy cơ bùng phát.  

 

Sởi là bệnh truyền nhiễm do vi rút sởi gây nên. Bệnh thường xảy ra vào mùa đông xuân. Đến nay, sởi vẫn là bệnh nguy hiểm gây dịch và là một trong những nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh lây theo đường hô hấp qua những hạt nước bọt nhỏ hoặc lây qua tiếp xúc với những vật dụng như chén uống nước, bát ăn cơm, đũa thìa nhiễm vi rút... Biểu hiện lâm sàng của bệnh là: sốt, có thể sốt cao tới 400C, sốt cao khi nổi ban và giảm dần khi ban đã mọc; đau họng, ho, chảy nước mũi; viêm kết mạc mắt; phát ban sau 2-4 ngày: ban hồng nổi trên mặt da theo thứ tự thường từ sau tai, chân tóc, trán, mặt, cổ dần lan đến thân mình và tứ chi. Một số trường hợp có biểu hiện tiêu chảy mất nước nhẹ, ngứa khi mọc ban và có thể có nổi hạch sau tai, sau chẩm... Đa số trường hợp khỏi trong vòng 2-7 ngày. Một số trường hợp bội nhiễm, biến chứng nguy hiểm như viêm não, màng não, viêm phổi, viêm loét giác mạc, viêm cơ tim, viêm loét miệng... dẫn đến tử vong. Phụ nữ mang thai mắc sởi có thể bị sảy thai, thai chết lưu, đẻ non hoặc thai nhiễm sởi tiên phát.

 

Để phòng chống bệnh sởi, ông Mai Đức Sỡi khuyến cáo: cách tốt nhất là nên đưa trẻ đi tiêm chủng vắc xin sởi đầy đủ, đúng lịch. Trẻ cần được tiêm 2 mũi, mũi thứ nhất từ 9-11 tháng tuổi, mũi thứ hai lúc 18 tháng tuổi. Trung tâm đang xây dựng kế hoạch tiêm sởi, rubela cho tất cả trẻ từ 1 – 14 tuổi. Phụ huynh cũng cần giữ vệ sinh cá nhân tốt cho trẻ, rửa tay với xà phòng; vệ sinh nhà cửa, đồ chơi, vật dụng trẻ thường xuyên tiếp xúc. Hạn chế cho trẻ đến chỗ đông đúc, tránh tiếp xúc với dịch tiết hô hấp. Bổ sung vitamin C, đảm bảo đủ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho trẻ. Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu của bệnh sởi cần thông báo cho cán bộ y tế, giáo viên và đưa trẻ tới cơ sở y tế để được khám, điều trị, hướng dẫn cách ly kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm và lây lan cho cộng đồng. Trung tâm đang chỉ đạo hệ thống YTDP tăng cường các hoạt động giám sát, lấy mẫu, truyền thông phòng, chống bệnh sởi.

                                                                                         

 

                                                           

                                                                   Cẩm Lệ

 

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục