Chốt kiểm dịch xã Yên Mông (TPHB) kiểm soát gia cầm vận chuyển từ các tỉnh ngoài vào địa bàn.

Chốt kiểm dịch xã Yên Mông (TPHB) kiểm soát gia cầm vận chuyển từ các tỉnh ngoài vào địa bàn.

(HBĐT) - Theo thông tin diễn biến mới nhất về dịch cúm gia cầm, từ đầu năm đến nay, cả nước đã có 2 người bệnh tử vong. Tại miền Bắc, tỉnh Bắc Ninh vừa công bố dịch, lại xuất hiện ở tỉnh Nam Định. Với điều kiện hàng hóa lưu thông lớn, yếu tố thời tiết thay đổi đột ngột, tỉnh ta cũng không nằm ngoài nguy cơ xâm nhiễm và lây lan các dịch bệnh nguy hiểm, đặc biệt là dịch cúm gia cầm.

 

Đồng chí Phạm Vinh Xương, Chi cục Phó Chi cục Thú y cho biết: Mặc dù hiện nay đã cơ bản kiểm soát được các sản phẩm gia súc, gia cầm nhưng khó tránh khỏi khả năng sản phẩm “lọt khe” vào địa bàn. Thêm vào đó, số gia cầm được tiêm phòng từ năm trước nay đã hết hiệu lực bảo hộ vắcxin trong khi vắc xin phòng cúm dự trữ không có. Gia cầm lại rất mẫn cảm với kiểu thời tiết đầu vụ xuân - hè. Đây là những nguyên nhân dễ phát sinh dịch với các chủng H5N1, H7N9... Hiện, tổng đàn gia cầm của tỉnh khoảng 5,3 triệu con (bao gồm cả chăn nuôi nông hộ và các trang trại). Để tránh những thiệt hại về kinh tế, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, công tác chủ động phòng, chống dịch đang được triển khai quyết liệt.

 

Đoàn công tác Sở NN&PTNT vừa tiến hành kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện phòng, chống dịch bệnh tại thôn, bản và các địa bàn có nguy cơ cao. Bên cạnh đó, Sở cũng ban hành văn bản chỉ đạo công tác phòng dịch cúm gia cầm chuyển tới các huyện, thành phố. Trên cơ sở đó, BCĐ phòng - chống dịch cấp huyện, xã đã khẩn trương kiện toàn, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong BCĐ. Tổ chức giám sát đến tận các hộ, cơ sở chăn nuôi nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các ổ dịch phát sinh. Giao trách nhiệm giám sát dịch cho chính quyền cơ sở và nhân viên thú y, vận động các tổ chức, đoàn thể, người dân cùng tham gia giám sát dịch. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền về phòng - chống bệnh cúm A/H5N1, vi rút cúm H7N9, H10N8 trên các phương tiện thông tin đại chúng từ tỉnh, huyện tới xã, xóm. Hướng dẫn các biện pháp chăn nuôi an toàn, hạn chế hành vi có nguy cơ làm phát sinh dịch, tuân thủ các quy định của pháp lệnh thú y, các chủ trương, chính sách của Nhà nước, của tỉnh trong phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

 

Cũng từ đầu năm đến nay, các huyện, thành phố đã tổ chức phun khử trùng, tiêu độc tại chỗ phòng bệnh cho đàn vật nuôi, đôn đốc, kiểm tra công tác tổ chức phòng - chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tại các cơ sở chăn nuôi và của người dân. 11 huyện, thành phố lập kế hoạch phòng - chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, chuẩn bị phương án về nhân lực, tài chính, phương tiện, dụng cụ, vật tư, thuốc, hóa chất để chủ động ứng phó tình huống dịch lây lan diện rộng. Lực lượng thú y địa phương triển khai kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, đảm bảo VSATTP, kiểm soát và xử lý việc buôn bán, giết mổ, tiêu thụ, vận chuyển bất hợp pháp gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm.

 

Toàn tỉnh hiện duy trì và tăng cường hoạt động của 11 chốt kiểm dịch tại 9 huyện, thành phố (trừ 2 huyện Cao Phong, Tân Lạc), trong đó có 10 chốt của tỉnh và 1 chốt của huyện. Các chốt đã trực đảm bảo 24/24h, kiểm soát chặt việc nhập gia cầm, sản phẩm gia cầm từ địa phương có dịch, không vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm đi qua tỉnh nếu phương tiện xuất phát từ vùng có dịch hoặc đi qua vùng có dịch vào địa bàn. Tính đến hết tháng 1, toàn tỉnh đã kiểm soát giết mổ gần 37.500 con gia súc, khoảng 615.000 con gia cầm, 1,3 triệu quả trứng gia cầm đã qua kiểm dịch động vật. Riêng các chốt đã kiểm soát, kiểm dịch 62.000 con gia cầm, 387.000 quả trứng vận chuyển qua.

 

Đồng chí Phó Chi cục Thú y khuyến cáo: Để chủ động phòng dịch cúm gia cầm, bên cạnh sự quản lý, giám sát sát sao của cơ quan, đơn vị chức năng, đối tượng hộ kinh doanh, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm cần tuân thủ nghiêm việc đảm bảo điều kiện  vệ sinh thú y. Đối với hộ chăn nuôi nâng cao ý thức trong việc triển khai tiêm phòng bệnh định kỳ, vệ sinh chuồng trại, phun tiêu độc khử trùng thường xuyên, đặc biệt lưu ý tiêm phòng cho gà đủ 5 loại bệnh (niucatxơn, gumboro, I.B, đậu, THT) và vệ sinh tiêu độc chuồng trại trước khi gây nuôi  đàn mới.

 

 

                                                 

                                                                           Bùi Minh

 

 

Các tin khác

Trẻ em cần được quan tâm chăm sóc đặc biệt khi thời tiết lạnh ẩm để phòng, tránh bệnh. Ảnh chụp tại khoa Nhi (Bệnh viện đa khoa tỉnh).
Không có hình ảnh
Cán bộ Trung tâm DS/KHHGĐ kiểm tra tài liệu cho công tác truyền thông dân số.
Không có hình ảnh

Trẻ em và người cao tuổi nhập viện tăng do thời tiết bất thường

(HBĐT) - Mấy ngày qua, trời chuyển rét đậm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân, đặc biệt là trẻ nhỏ và người cao tuổi. Số bệnh nhân nhập viện do viêm đường hô hấp, viêm phổi, viêm tiểu phế quản, cao huyết áp, tai biến mạch máu não… tăng cao. Theo dự báo, không khí lạnh sẽ còn tiếp tục kéo dài trong những ngày tới. Vì vậy, người dân cần chú ý hơn trong việc chăm sóc sức khỏe.

Hiệu quả từ mô hình can thiệp giảm thiểu mắc bệnh thalassemia

(HBĐT) - Năm 2013, tỉnh ta đã triển khai nhiều mô hình, hoạt động can thiệp giảm thiểu mắc bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia), duy trì 144 xã triển khai từ năm 2012 và mở rộng thêm 66 xã tại 11 huyện, thành phố, nâng tổng số 100% xã, thị trấn có mô hình giảm thiểu mắc bệnh thalassemia.

Lo ngại an toàn thực phẩm mùa lễ hội

(HBĐT) - Sau Tết Nguyên đán, hàng loạt lễ hội bắt đầu diễn ra. Đáng chú ý trên địa bàn tỉnh là lễ hội Chùa Tiên (Lạc Thuỷ), Đền Bờ (Cao Phong, Đà Bắc), Khai hạ (Tân Lạc)… Người dân nô nức đi trẩy hội, cầu mong những điều tốt lành sẽ đến trong năm mới. Tuy nhiên, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) gần như bị bỏ ngỏ.

Sặc sữa, trẻ 7 tháng tuổi tử vong

(HBĐT) - Vào khoảng 13 giờ 30 phút ngày 4/2 (tức 5 Tết), khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện đa khoa tỉnh tiếp nhận trường hợp bệnh nhi Nguyễn Vũ Trường An, 7 tháng tuổi, địa chỉ tổ 31, phường Phương Lâm (thành phố Hòa Bình) trong tình trạng tim đã ngừng thở (chết lâm sàng). Sau 1 giờ nỗ lực thực hiện các biện pháp cấp cứu, bệnh nhi đã tử vong do ngừng tuần hoàn muộn quá 5 phút trước khi nhập viện.

Tám ngày Tết, khám cấp cứu cho 316 bệnh nhân

(HBĐT) - Theo số liệu từ Bệnh viện đa khoa tỉnh, trong 8 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014 (29/1 – 5/2), số bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu, nằm điều trị tăng hơn so với Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013.

Tặng trên 6 vạn suất quà trong dịp Tết Giáp Ngọ

(HBĐT) - Thực hiện công tác an sinh xã hội, góp phần ổn định đời sống nhân dân, nhất là các hộ nghèo, đối tượng chính sách, trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014, toàn tỉnh đã có 60.445 lượt người được thăm hỏi, tặng quà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục