Sau dùng lá du mại chữa táo bón, ông Hà Văn Ẳm ở xóm Bui, xã Mãn Đức (Tân Lạc) nhập viện cấp cứu vì bị ngộ độc, tan máu cấp.
(HBĐT) - Theo số liệu thống kê của khoa Hồi sức cấp cứu (Bệnh viện đa khoa tỉnh), bình quân mỗi năm có từ 10 – 12 trường hợp bệnh nhân phải cấp cứu, điều trị ngộ độc, tan máu sau ăn lá du mại.
Gần đây nhất là thời điểm đầu tháng 4, khoa Hồi sức cấp cứu của Bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân Hà Văn Ẳm, 56 tuổi ở xóm Bui, xã Mãn Đức (Tân Lạc) đến cấp cứu trong tình trạng mệt lả, hoa mắt, da xanh tái, thiếu máu nặng do tan máu. Điều tra bệnh sử trước đó, vào ngày 1/4, ông Ẳm đã dùng lá du mại ăn sống để chữa bệnh táo bón??? Lúc đầu, khi biểu hiện triệu chứng, ông được người nhà đưa đến trạm y tế xã, tiếp đó đến bệnh viện đa khoa huyện. Tại đây, chẩn đoán ban đầu của bệnh viện đa khoa huyện là ông Ẳm bị sỏi mật. Cùng ngày 2/4, ông được chuyển đến bệnh viện tuyến tỉnh và được các bác sỹ chẩn đoán sơ bộ bị tan máu cấp (thường gặp sau ngộ độc) mà nguyên nhân đầu bảng là sau ăn lá du mại.
Theo ghi nhận của khoa Hồi sức cấp cứu, trường hợp bệnh nhân Hà Văn Ẳm là một trong những ca ngộ độc lá du mại có diễn biến nặng trước khi đưa đến bệnh viện cấp cứu kể từ trước đến nay. Chính vì vậy, thời gian điều trị không chỉ 5 – 7 ngày như các ca từng được phát hiện, xử trí sớm mà kéo dài ít nhất 2 – 3 tuần. Ngày 11/4 khi chúng tôi tiếp cận tại khoa, bệnh nhân Ẳm vẫn chưa hết mệt mỏi, da nhợt nhạt do mất máu nhiều. Bác sĩ trực tiếp điều trị cho biết: Do ngộ độc, tan máu làm mất tới hơn nửa lượng máu trong cơ thể, người bệnh đã phải truyền tới 10 đơn vị máu, tương đương 2,5 lít máu bù lại lượng hồng cầu đã bị mất đi. Bên cạnh đó, phải điều trị bằng thuốc chống tan máu và điều trị chống suy thận.
Được biết, bà con ở một số vùng trên địa bàn huyện Kim Bôi, Lạc Sơn, Kỳ Sơn thường lấy lá du mại mọc rừng làm rau ăn ghém hoặc nhồi vào món lòng dồi, có nơi băm cùng thịt vịt sau đó đồ lên ăn… Một số xóm, xã của huyện Tân Lạc, Lạc Sơn lại dùng lá này làm bài thuốc chữa táo bón. Những trường hợp ngộ độc, bị tan máu cấp sau ăn lá du mại cũng thường được chuyển từ các địa bàn này tới bệnh viện tuyến tỉnh cấp cứu. Theo bác sĩ Trần Hoàng Dương, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, trong thực tế, có thể có người ăn nhưng không bị ngộ độc lá du mại bởi người đó không thiếu men tên gọi G6DP có trong hồng cầu. Hiện tại chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh nhưng qua theo dõi tiếp nhận, điều trị của các bệnh viện thì tỷ lệ người thiếu men G6DP này trong hồng cầu là tương đối. Những người có hồng cầu bẩm sinh không có men G6DP khi ăn lá du mại sẽ gặp chứng kích hoạt chu trình gây tan máu. Ngoài ăn lá du mại, việc uống một số loại thuốc hạ sốt, giảm đau không theo chỉ định cũng dễ dẫn đến nguy cơ gây tan máu.
Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu (bệnh viện đa khoa tỉnh) cũng khuyến cáo người dân thay đổi hành vi, thói quen sử dụng lá du mại để ăn và làm thuốc để tránh bị ngộ độc, gây tan máu. Trường hợp ăn lá du mại sau ngộ độc cần sớm được xử trí, điều trị tích cực, tránh bệnh tình nặng mới đến bệnh viện gây khó khăn cho việc điều trị, nguy cơ di chứng cũng như ảnh hưởng đến khả năng hồi phục sức khỏe về sau. Về biểu hiện bệnh thường thấy nhất sau ăn lá du mại là vàng da, cùng mạc mắt vàng, đi tiểu ra nước có màu sậm do bị tan máu. Bệnh viện đa khoa là cơ sở y tế tiếp nhận hầu hết số lượng bệnh nhân ngộ độc lá du mại từ các địa phương trong tỉnh đến cấp cứu, điều trị thời gian qua.
Bùi Minh
(HBĐT) - Hội đồng chuyên môn Sở Y tế vừa tổ chức họp, mời Viện vệ sinh dịch tễ T.Ư và Bệnh viện Nhi T.Ư để đưa ra kết luận về trường hợp tử vong của cháu Khuất Tiến Minh ở xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn).
(HBĐT) - Ngày 11/4, đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh đã kiểm tra công tác y tế và việc triển khai Tháng hành động quốc gia về vệ sinh ATTP tại Phòng khám đa khoa khu vực đường 21 thuộc xã Cao Thắng và Trạm Y tế xã Cao Dương (Lương Sơn). Cùng đi có lãnh đạo Sở Y tế, Văn phòng UBND tỉnh, huyện Lương Sơn.
(HBĐT) - Trước những sự việc nổi cộm, để “hạ hỏa” bức xúc của dư luận, Bộ Y tế đã thiết lập đường dây nóng, số điện thoại 0973306306 để tiếp nhận phản ánh của người dân. Đồng thời, ban hành Chỉ thị số 09 ngày 22/11/2013 yêu cầu các Sở Y tế, bệnh viện tăng cường tiếp nhận, xử lý ý kiến phản ánh của người dân về chất lượng khám - chữa bệnh (KCB) thông qua đường dây nóng. Mục đích nhằm chấn chỉnh tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, đảm bảo chất lượng KCB, đáp ứng sự hài lòng của bệnh nhân.
(HBĐT) - Trong dịp Tết Giáp Ngọ vừa qua, với phương châm tất cả mọi người đều được đón Tết no đủ, ấm cúng, UBND tỉnh đã hỗ trợ tiền Tết cho 38.206 hộ nghèo với kinh phí trên 11 tỷ đồng.
(HBĐT) - Sáng 8/4, tại toà nhà Viettel (thành phố Hoà Bình), Văn phòng đại diện Tổng đại lý Bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Life Việt Nam tại Hoà Bình đã tổ chức lễ khai trương trụ sở mới. Tham dự buổi lễ có hơn 100 đại biểu đến từ Công ty Dai-ichi Life Việt Nam, Bộ phận phát triển kinh doanh vùng, Văn phòng tổng đại lý tại Hoà Bình và đội ngũ Tư vấn tài chính của Công ty hoạt động trên địa bàn tỉnh.
Thủy đậu là một loại bệnh truyền nhiễm, hay gặp vào mùa đông xuân và hay mắc ở trẻ em, với chứng trạng chủ yếu là những nốt phỏng dạ (Đông y gọi bào chẩn).