Tủ bảo quản vắc xin của trạm y tế xã Cao Dương bị hỏng đã hơn 1 năm.

Tủ bảo quản vắc xin của trạm y tế xã Cao Dương bị hỏng đã hơn 1 năm.

(HBĐT) - Xã Cao Dương (Lương Sơn) nằm trên tuyến đường Hồ Chí Minh, tương đối thuận lợi cho phát triển KT-XH. Tuy nhiên, vấn đề chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho gần 5.000 người dân tại 11 thôn trong xã lại gặp nhiều khó khăn, chất lượng thấp do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan.

 

Bất cứ ai lần đầu tiên đến Trạm y tế xã đều nhận thấy là nhà Trạm xuống cấp, chật chội, chưa sạch sẽ. Trạm được xây từ năm 1996, chỉ có 4 phòng, trong đó, 1 phòng được bố trí là nơi làm việc hành chính và phòng trực của cán bộ. 3 phòng còn lại đảm nhiệm lẫn lộn cả khám phụ khoa, khám thai, tiêm, phát thuốc BHYT... Thiếu phòng nên trang thiết bị sắp xếp chưa ngăn nắp. Nhà vệ sinh thì tạm bợ và ở xa, cuối khuôn viên sau khu vườn um tùm, ẩm ướt. 

 

Bác sĩ Vũ Mai Hương, Trạm trưởng trạm y tế xã cho biết: Trạm có 6 cán bộ và hệ thống 11 y tế thôn, bản. Trong 3 tháng đầu năm, Trạm đã khám bệnh cho 340 lượt người; điều trị ngoại trú cho 227 lượt người; cấp phát thuốc BHYT cho 186 lượt người. Ngoài ra, cán bộ Trạm thực hiện 12 chương trình phòng bệnh như lao, HIV, môi trường, KHHGĐ...  Song, thẳng thắn đánh giá, chất lượng khám - chữa bệnh của Trạm còn thấp. Không chỉ thiếu phòng, thiếu cán bộ mà dụng cụ y tế cũng chưa đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh. Tủ bảo quản vắcxin của Trạm hỏng đã hơn 1 năm  chưa được sửa chữa. Mỗi lần tiêm chủng định kỳ, cán bộ phải xách phích đi lấy vắc xin, nếu không tiêm hết phải gửi ở Trạm y tế xã Cao Thắng. Việc bố trí nơi chờ đợi tiêm chủng và theo dõi sau tiêm 30 phút tại Trạm không dễ, thường là cán bộ phải căng bạt ra ngoài sân, gặp ngày mưa thì khốn đốn. Đợt tiêm vét vắcxin sởi cho trẻ từ 9 - 24 tháng tuổi trong tháng 3 - 4, Cao Dương là một trong những xã đạt tỷ lệ tiêm thấp nhất. Theo quy định của Bộ Y tế, đến hết năm 2015 là hạn cuối các điểm tiêm chủng phải đạt tiêu chuẩn mới được tiêm. Đây thực sự là thách thức đối với xã khi năm 2014 đã qua được gần một nửa. Trang thiết bị cơ bản còn thiếu, chưa mơ tới các máy móc để đảm bảo đạt chuẩn trạm y tế xã giai đoạn 2011-2020 như máy siêu âm, đo đường huyết... Công tác khám theo thẻ BHYT còn bất cập. 90% dân có thẻ bảo hiểm nhưng cứ đến khoảng ngày mùng 7, Trạm đã phát hết thuốc. Trạm dự trù khoảng 6 - 7 triệu đồng tiền thuốc/tháng nhưng chỉ được cấp khoảng 2  3 triệu đồng. Dân số toàn xã khá đông, phụ nữ trong độ tuổi đẻ nhiều nhưng Trạm chưa có nữ hộ sinh; cán bộ phải kiêm nhiệm nhiều chương trình chồng chéo. Đội ngũ y tế thôn, bản hoạt động chưa đồng đều, còn trông chờ, ỷ lại vào cấp trên. Có trường hợp chưa thực sự nhiệt tình, chưa bám sát vào kế hoạch đề ra của Trạm. Tinh thần, thái độ phục vụ có lúc chưa làm hài lòng bệnh nhân. Số bệnh nhân điều trị nội trú trong quý chỉ là 8 lượt người; bệnh nhân chuyển tuyến 115 lượt người.

 

Mặt khác, ý thức của nhân dân về cách chăm sóc trẻ, vệ sinh môi tường chưa thường xuyên và chú trọng. Tình trạng vứt rác bừa bãi, ô nhiễm môi trường tồn tại từ nhiều năm nay chưa được cải thiện. Toàn xã mới có 594 hộ, chiếm 50% hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh; 713 hộ, chiếm 60% hộ sử dụng nước hợp vệ sinh. Xã có tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua nên khó khăn cho quản lý và theo dõi dịch bệnh cũng như việc bán thuốc nam tại khu vực chợ Bến. Đáng chú ý là tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn xã ở mức đáng báo động. Đơn cử như trong quý I/2014 có 13 trường hợp sinh nở tại Trạm có đến 9 trẻ nam và chỉ có 4 trẻ nữ. Nhận thức về vấn đề vệ sinh ATTP (theo nhận xét của Chi cục ATVSTP tỉnh tại buổi làm việc với xã) thì ngay cả lãnh đạo xã còn lơ mơ, chưa hiểu rõ thế nào là thức ăn đường phố.

 

Để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, Trạm mong muốn được đầu tư về cơ sở vật chất, mua sắm thêm trang thiết bị, trước mắt lợp mái tôn ngoài sân để thuận lợi cho việc khám, chữa bệnh. Đối với Trạm, giải pháp được đưa ra là  nâng cao y đức, tinh thần đoàn kết, kỷ luật lao động, ý thức phục vụ nhân dân, trực 24/24h, không để sai sót chuyên môn. Tăng cường tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh trong cộng đồng.

 

 

 

                                                                                 Cẩm Lệ

 

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục