Cán bộ thú y xã Dân Chủ (TPHB) tiêm phòng dại cho đàn chó.
(HBĐT) - Liên tiếp trong 2 ngày 26 – 27/4, trên địa bàn tỉnh đã có 2 người chết vì lên cơn dại ở xóm Trường Yên, xã Yên Mông (TPHB) và xóm Á Đồng, xã Yên Trị (Yên Thủy). Đáng chú ý là bệnh nhân Nguyễn Thị L. ở xã Yên Mông bị chính chó nhà cắn. Tuy nhiên, bà L. đã không đến cơ sở y tế tiêm vắcxin mà chỉ chữa thuốc nam. Sau gần 3 tháng ủ bệnh, bà L. lên cơn dại với những triệu chứng điển hình. Khi đó, gia đình mới đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu nhưng bệnh nhân tử vong cùng ngày. Đối với bệnh nhân Lê Xuân Cảnh, sinh năm 1995, hộ khẩu ở xã Yên Trị, qua xét nghiệm dịch não tủy và nước bọt cho kết kết quả dương tính với vi rút dại.
Đồng chí Mai Đức Sỡi, Phó Giám đốc Trung tâm YTDP tỉnh cho biết: Mùa hè oi nóng được coi là thời điểm nguy cơ gia tăng các ổ dịch dại trên đàn chó, mèo. Trong quý I, toàn tỉnh đã có 503 người đến cơ sở y tế tiêm phòng bệnh dại, tăng 308 người so với cùng kỳ năm trước. Riêng huyện Yên Thủy năm 2013 có 425 người và từ đầu năm đến nay có 144 người bị chó cắn đến Trung tâm YTDP huyện tiêm phòng dại. Bước vào chính mùa hè, con số này có thể sẽ tăng cao hơn, bệnh cũng có khả năng diễn biến phức tạp hơn. Bệnh dại bắt đầu “nóng” lên trong tỉnh từ năm 2013 với 9 người chết (từ năm 2004-2012 chỉ có 6 người chết do bệnh dại). Mặc dù đã có nhiều biện pháp tuyên truyền nhưng không ít người dân vẫn còn chủ quan không đi tiêm vắcxin khi bị chó, mèo cắn. Chủ nuôi cũng chưa thực hiện nghiêm các biện pháp quản lý, nuôi nhốt, tiêm vắcxin phòng bệnh dại cho đàn chó. Bệnh dại là một trong những bệnh truyền nhiễm gây chết người đáng sợ nhất của loài người thuộc nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm của nước ta. Bệnh được Tổ chức Y tế thế giới xếp vào hạng thứ 12 trong các bệnh truyền nhiễm gây tử vong. Vì vậy, ngày 28/9 hàng năm được chọn là ngày thế giới phòng, chống bệnh dại.
Vi rút dại có chủ yếu ở chó khoảng 90%, mèo 5%, còn lại ở động vật hoang dã như dơi, chồn hương, thỏ, loài gặm nhấm... Bệnh lây chủ yếu qua vết cắn nhưng cũng có thể qua vết liếm vào vết thương của người. Vi rút dại truyền trực tiếp từ động vật bị dại sang người qua nước bọt tại vết cắn, vết xước. Vi rút xâm nhập vào cơ thể, nhân lên và hướng tới hệ thần kinh, phá huỷ mô thần kinh, gây nên những kích động điên dại. Người bị chó dại cắn thường ủ bệnh trong 2-8 tuần nhưng có thể chỉ khoảng 10 ngày hoặc kéo dài 1 năm, thậm chí lâu hơn tùy thuộc vào vị trí vết cắn và số lượng vi rút xâm nhập vào cơ thể. Ở giai đoạn tiền triệu chứng (thường 1- 4 ngày), người bệnh có biểu hiện sợ hãi, đau đầu, sốt, mệt mỏi, khó chịu, cảm giác tê và đau tại vết thương. Giai đoạn viêm não thường biểu hiện mất ngủ, tăng cảm giác kích thích như sợ ánh sáng, tiếng động, gió. Ngoài ra, còn có rối loạn hệ thần kinh thực vật như giãn đồng tử, tăng tiết nước bọt, vã mồ hôi, hạ huyết áp. Tất cả các bệnh nhân khi lên cơn dại đều tử vong.
Trước sự nguy hiểm của bệnh dại, đồng chí Mai Đức Sỡi khuyến cáo: Người không may bị chó cắn, trước tiên phải rửa vết thương nhiều lần bằng xà phòng đặc, rửa lại bằng nước sạch, dùng cồn 700 hoặc cồn i-ốt 1% sát trùng vết thương. Sau đó, đến ngay các cơ sở y tế để được chỉ định tiêm phòng; không dùng các loại thuốc nam. Mặt khác, người dân cần tiêm phòng dại 100% cho chó, mèo và không được để chúng chạy rông ngoài đường. Cẩn trọng khi tiếp xúc, chơi với chó, mèo, ngay cả là con vật của gia đình.
Cẩm Lệ
(HBĐT) - Đồ chơi là sản phẩm không thể thiếu đối với trẻ nhỏ, nó góp phần giúp trẻ phát triển hoạt động, thể lực và trí tuệ. Tuy nhiên, trẻ em là đối tượng dễ bị ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe khi sử dụng đồ chơi kém chất lượng hoặc chứa chất độc hại.
(HBĐT) - Đoàn công tác của Tập đoàn Công nghiệp Evonik do ông Klaus Engel, Tổng Giám đốc làm trưởng đoàn vừa đến thăm và tham gia hoạt động xây nhà Evonik tại xã Mãn Đức, huyện Tân Lạc. Cùng tham gia đoàn có bà Kelly Koch, Giám đốc Quốc gia HFH Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có lãnh đạo Sở Ngoại vụ và xã Mãn Đức.
(HBĐT) - Dự án “Rửa tay với xà phòng vì một Việt Nam khỏe mạnh” năm 2013 - 2014 được triển khai tại 3 xã (Toàn Sơn, Cao Sơn, Tu Lý) và thị trấn Đà Bắc (Đà Băc) với 4.261 hộ, 17.482 người dân. Cơ quan chủ quản là Cục Quản lý môi trường Y tế (Bộ Y tế); cơ quan thực hiện là Ban điều hành Dự án tỉnh; Sở Y tế tỉnh và Trung tâm YTDP tỉnh.
(HBĐT) - Ngày 8/5, trong chương trình hoạt động từ thiện hướng tới những bệnh nhi sởi và bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, Quỹ CANIFA vì cộng đồng và nhóm từ thiện “LIGHT” - ca sỹ Nhật Thu đã có hoạt động thăm hỏi, tặng quà cho các bệnh nhi sởi, tan máu bẩm sinh, bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại Khoa Nhi (Bệnh viện đa khoa tỉnh).
(HBĐT) - Ngày 8/5, Đoàn khảo sát của Ban VH-XH&DT (HĐND tỉnh) do đồng chí Trấn Đức Trường, Phó Trưởng Ban VH-XH&DT làm Trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát tình hình thực hiện chính sách pháp luật về SKSS, SKTD trong thanh niên tại Sở Y tế. Tham gia Đoàn có lãnh đạo Đoàn ĐBQH tỉnh, các Ban: Pháp chế, KT-NS (HĐND tỉnh), đại diện Sở Nội vụ, Tỉnh Đoàn, đại biểu HĐND tỉnh ở cơ sở thuộc tổ đại biểu thành phố Hòa Bình.
(HBĐT) - Theo rà soát của Sở GT-VT, toàn tỉnh có 259 ngầm tràn trên các tuyến đường giao thông. Trong đó có 28 ngầm tràn trên quốc lộ và khu vực đặc biệt khó khăn; 60 ngầm tràn trên hệ thống đường tỉnh; 56 ngầm tràn trên hệ thống đường huyện, 115 ngầm tràn trên hệ thống đường xã. Các địa phương có nhiều ngầm tràn giao thông là: Lạc Sơn: 63 cái; Đà Bắc: 55 cái; Kim Bôi: 52 cái…