Người dân cần sử dụng thực phẩm an toàn và thận trọng khi sử dụng thức ăn đường phố để phòng bệnh tiêu chảy trong mùa hè. Ảnh chụp tại quán cháo chiều trên vỉa hè đường Đặng Dung, phường Phương Lâm (TPHB).

Người dân cần sử dụng thực phẩm an toàn và thận trọng khi sử dụng thức ăn đường phố để phòng bệnh tiêu chảy trong mùa hè. Ảnh chụp tại quán cháo chiều trên vỉa hè đường Đặng Dung, phường Phương Lâm (TPHB).

(HBĐT) - Đồng chí Mai Đức Sỡi, Phó Giám đốc Trung tâm YTDP tỉnh cho biết: Thời tiết nắng nóng, oi bức, mưa nhiều trong mùa hè là thời điểm dễ bùng phát các bệnh lây theo đường hô hấp như: quai bị, viêm màng não mủ do não mô cầu, thuỷ đậu, cúm; bệnh lây theo đường tiêu hoá như: tiêu chảy cấp, tả, lỵ, thương hàn, viêm gan vi rut A, tay-chân-miệng; bệnh lây qua đường máu như: sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não Nhật Bản. Những năm gần đây, mô hình bệnh truyền nhiễm thay đổi, không ít loại bệnh trước đây thường chỉ xuất hiện vào mùa đông-xuân nay xuất hiện vào cả mùa hè. Đặc biệt là bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Bệnh dại cũng đang có dấu hiệu nóng lên.

      

Trong 3 tháng đầu năm, hệ thống giám sát các tuyến trong toàn tỉnh đã ghi nhận 756 ca tiêu chảy, 13 ca viêm gan B, 202 ca thuỷ đậu, 2.227 ca cúm, 42 ca quai bị, 24 ca tay-chân-miệng, 1 ca bệnh cúm A/H1N1 tại TPHB. Tính đến ngày 4/5, cả tỉnh ghi nhận 81 ca bệnh tay-chân-miệng tại 7/11 huyện, thành phố, nhiều nhất là TPHB 23 ca, huyện Yên Thuỷ 21 ca, Đà Bắc 15 ca. Riêng phát ban nghi sởi, rubella đến ngày 8/5, cả tỉnh ghi nhận 148 ca tại 60 xã, phường, thị trấn ở 10/11 huyện, thành phố và đã có 1 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Bệnh dại từ đầu năm đến nay đã có 2 trường hợp phát bệnh và tử vong tại TPHB và huyện Yên Thuỷ. Trong quý I có 503 trường hợp, tăng 308 trường hợp tiêm phòng bệnh dại so với cùng kỳ năm 2013. Bệnh dại có thể gia tăng vào mùa hè do sự tăng các ổ dịch dại trên đàn chó trong thời gian này.       

Trước tình hình dịch bệnh có thể bùng phát, Trung tâm YTDP tỉnh đã tham mưu cho Sở Y tế xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch ngay từ đầu năm. Đồng thời, chủ động giám sát phát hiện sớm các ca bệnh tại cộng đồng để có biện pháp dự phòng tích cực. Phối hợp với khối điều trị giám sát ca bệnh, có biện pháp khống chế khi phát hiện các bệnh truyền nhiễm, không để lây lan thành dịch. Kiện toàn đội cơ động phòng, chống dịch của tỉnh, huyện; chuẩn bị và đáp ứng về hóa chất, trang thiết bị. Truyền thông bằng nhiều hình thức để người dân hình thành ý thức vệ sinh phòng, chống dịch bệnh. Duy trì hoạt động tiêm chủng mở rộng cho trẻ. Triển khai phòng dịch chủ động cho mọi lứa tuổi bằng việc đáp ứng các loại vắc xin dịch vụ. Thông tin báo dịch hàng ngày tại tất cả các tuyến. Trước tình hình ca bệnh sốt phát ban nghi sởi/rubella đang tăng lên, mới đây Trung tâm đã tham mưu xây dựng kế hoạch riêng phòng, chống dịch sởi cho Sở Y tế trình UBND tỉnh phê duyệt.

 

Tuy nhiên, công tác phòng, chống dịch bệnh gặp không ít khó khăn vì các bệnh dịch chủ yếu do vi rút, một số bệnh chưa có vắc xin dự phòng, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Nhiều người dân còn chủ quan trong khi một số người quá hoang mang làm tăng nguy cơ phát sinh dịch bệnh. Đặc biệt, thói quen vệ sinh cá nhân, vệ sinh ATTP của nhiều người, nhiều nơi chưa tốt, tạo thuận lợi cho dịch bệnh mới phát sinh và các dịch bệnh đã được khống chế xuất hiện trở lại. Chương trình tiêm chủng mở rộng nhiều chỉ tiêu đạt thấp.

           

Để hạn chế các dịch bệnh, theo đồng chí Mai Đức Sỡi, nỗ lực của ngành Y tế là chưa đủ mà cần có sự tham gia tích cực của người dân. Do đó, người dân cần tiêm chủng đối với những bệnh có thể phòng được bằng cách tiêm chủng. Với những bệnh chưa có vắc xin, cần vệ sinh sạch sẽ môi trường và thực hiện đầy đủ khuyến cáo y tế. Với bệnh sốt xuất huyết, cần diệt bọ gậy, phun hóa chất diệt muỗi, nằm màn. Với bệnh tay-chân-miệng, cần thường xuyên rửa tay với xà phòng; vệ sinh nhà cửa, vật dụng bằng chất diệt khuẩn định kỳ mỗi tuần một lần. Phòng- chống bệnh truyền theo đường tiêu hóa, cần chọn mua thực phẩm t­ươi sạch, ăn chín, uống sôi, không để thức ăn sống lẫn với thức ăn đã đư­ợc chế biến. Ăn ngay sau khi nấu xong (tốt nhất là tr­ước 2 giờ đầu). Không sử dụng thức ăn ôi thiu, quá hạn. Không ăn tiết canh, gỏi, nem chạo, nem chua, không uống nước lã. Phòng bệnh lây theo đ­ường hô hấp, cần đeo khẩu trang phòng hộ khi tiếp xúc với ng­ười nghi ngờ mắc bệnh như­ cúm, rubella, thủy đậu, sởi... Các nhà tr­ường cần xây dựng kế hoạch chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho học sinh, trong đó có công tác phòng - chống dịch mùa hè.

                                                                                                     

 

 

                                                                                    Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục