Khoa Nhi (Bệnh viện đa khoa tỉnh) không còn giường trống những ngày nắng nóng.

Khoa Nhi (Bệnh viện đa khoa tỉnh) không còn giường trống những ngày nắng nóng.

(HBĐT) - Đợt nắng nóng gay gắt gần cuối thắng 5, với nhiệt độ ngoài trời có lúc lên đến 42oC – 43oC đã làm cho nhiều người đổ bệnh, chủ yếu là trẻ em. Hoà Bình là một trong những điểm nóng nhất cả nước do hệ thống núi đá vôi. Đầu tháng 6, nắng nóng đã bắt đầu quay trở lại. Ngoài đường, không khí nóng hầm hập, trong bệnh viện, bệnh nhân và người nhà cũng nhễ nhại mồ hôi vì đông kín người.

 

8 giờ 30 sáng nhưng khoa Nhi (Bệnh viện đa khoa tỉnh) đã nóng lên vì tiếng trẻ quấy khóc và nườm nượp bệnh nhân. Buồng hô hấp, tiêu hoá, cấp cứu đều không còn chỗ trống, thậm chí không ít trường hợp phải nằm ghép. Quạt điện, quạt trần bật vù vù nhưng mồ hôi của trẻ và bố, mẹ, người chăm sóc vẫn tứa ra. Bé Nguyễn Hà An ở tổ 20, phường Hữu Nghị (TPHB) mới ngoài 6 tháng tuổi nhưng đã bị viêm phổi nặng. Mẹ cháu An cho biết: mới đầu cháu ho, mẹ cho cháu uống chanh ngâm mật ong theo phương pháp dân gian trong 3 ngày nhưng không đỡ. Đến ngày thứ 4, cháu thở khò khè đưa đến bệnh viện thì bác sĩ đã kết luận cháu bị viêm phổi ở mức nặng. Cháu Đặng Gia Kiên, 8 tháng  tuổi ở xóm Tra, xã Toàn Sơn (Đà Bắc) cũng phải nằm viện đến ngày thứ 5 vì bị viêm phổi. Khi nhập viện, cháu sốt đến gần 39oC, bác sĩ phải cho dùng kháng sinh và thở khí dung. Trước đó, mẹ cháu đã cho uống thuốc tại nhà nhưng không đỡ.

 

Bác sĩ CKII Đinh Thị Diệu, trưởng khoa Nhi cho biết: trung bình mỗi ngày có khoảng 100 bệnh nhi đến khám và điều trị, trong khi khoa chỉ có 65 giường. Mặc dù đã tiến hành kê thêm giường nhưng thời gian cao điểm buổi sáng vẫn không tránh khỏi tình trạng ghép giường. Trẻ chủ yếu bị các bệnh về đường hô hấp, tiêu hoá như: viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng, tiêu chảy cấp, sốt phát ban… Trong đó, trẻ bị bệnh về hô hấp chiếm đến 70% với các biểu hiện ho, sốt, thở khò khè. Đáng chú ý là nhiều trường hợp phải đi khám, cấp cứu vào ban đêm. Đây là tình huống ít xảy ra trước đây. Thời điểm này, lượng bệnh nhân đông nhất trong năm, nhiều hơn cả bệnh vào thời điểm giao mùa. Tuy nhiên, qua thăm khám và hỏi tiền sử của bệnh nhi thấy rằng, nhiều phụ huynh chưa có kiến thức về chăm sóc trẻ nhỏ. Nhiều trường hợp để quá nặng, nguy kịch mới đưa đến bệnh viện. Nhiều trẻ khác bố mẹ lại tự mua thuốc cho con uống tại nhà, khi uống chưa hết thuốc thấy đỡ bỏ không uống nữa, gây nên tình trạng kháng thuốc. Điều này sẽ khó khăn cho lần điều trị sau; có thể bác sĩ kê nhiều loại thuốc, dùng lâu mà vẫn không dứt bệnh. Không ít trường hợp mặc quá nóng cho trẻ khiến trẻ toát mồ hôi ngấm lạnh trở lại hoặc để quạt thốc thẳng luồng gió vào mặt, họng trẻ. Có trẻ khi vào viện, mặt đỏ phừng phừng, mồ hôi ướt bết tóc, bác sĩ vén áo nghe phổi thì lưng ướt nhẹp, lạnh toát vì bị quấn quá kỹ để chống nắng. Chính vì thế mà bé lại càng dễ nhiễm lạnh dẫn tới ho, viêm đường hô hấp.

 

Không chỉ tại bệnh viện mà tại các phòng khám tư nhân, diễn đàn mạng xã hội, câu chuyện của các mẹ, con bị ho, sốt là đề tài “nóng” nhất trong thời điểm nắng nóng này. Để phòng bệnh cho trẻ, theo khuyến cáo của bác sĩ Đinh Thị Diệu, trước hết cha mẹ cần chú ý chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ để trẻ có hệ miễn dịch tốt. Giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng cho trẻ. Khi chế biến thức ăn và cho trẻ ăn, người lớn cũng phải rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng; ăn ngay khi nấu xong, tránh để lâu dễ ôi thiu. Vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng dung dịch natri clorid 0,9%. Mùa hè không thể tránh khỏi việc dùng quạt, điều hoà nhiệt độ nhưng không nên để gió thốc thẳng vào trẻ. Nên để hướng gió của quạt xuôi chiều với trẻ. Khi bật điều hoà nên để nhiệt độ vừa phải, không quá lạnh và đảm bảo độ ẩm sinh lý như cho chậu nước hay máy tạo ẩm trong phòng. Với trẻ bị tiêu chảy cần bù dịch để cải thiện tình trạng mất nước. Nếu trẻ nằm li bì, mắt lõm, đi ngoài nhiều lần/ngày cần đưa đến bệnh viện để truyền dịch. Phân của trẻ bị bệnh cần xử lý bằng hóa chất trước khi thải ra môi trường. Không nên để trẻ bị bệnh quá nặng mới đưa đến bệnh viện, nhất là vào ban đêm.

 

                                                                        

 

                                                            Cẩm Lệ

 

 

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục