Cán bộ Phòng Người có công (Sở LĐ -TB&XH) ứng dụng CNTT vào quản lý hồ sơ. Ảnh: P.V

Cán bộ Phòng Người có công (Sở LĐ -TB&XH) ứng dụng CNTT vào quản lý hồ sơ. Ảnh: P.V

(HBĐT) - Cùng với các địa phương khác trên cả nước, hiện nay, tỉnh ta đang đẩy mạnh công tác tổng rà soát thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng theo Chỉ thị số 23 của Thủ tướng Chính phủ. Nhân dịp này, phóng viên Báo Hoà Bình đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Đức Cường, Phó Giám đốc Sở LĐ -TB&XH, Phó trưởng Ban Rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng tỉnh xung quanh nội dung này.

 

PV: Xin đồng chí cho biết tình hình thực hiện chính sách người có công trên địa bàn tỉnh ta trong thời gian qua?

 

Đồng chí Nguyễn Đức Cường: Năm 2013, tiếp tục thực hiện Kết luận số 44, ngày 4/5/2012 của BTV Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác thương binh, liệt sỹ, người có công và phong trào đền ơn - đáp nghĩa, việc thực hiện chính sách ưu đãi được quan tâm đầy đủ, kịp thời. Các chế độ trợ cấp thường xuyên, trợ cấp một lần và ưu đãi khác như: hỗ trợ xây nhà ở, cấp BHYT, điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe, miễn giảm học phí... với kinh phí thực hiện 190 tỷ đồng. Phong trào “Đền ơn - đáp nghĩa” được phát động sâu rộng tới các cơ quan, đơn vị và nhân dân, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần người có công với cách mạng. Đến cuối năm 2013, toàn tỉnh có 98% hộ gia đình chính sách đạt mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình so với dân cư cùng địa bàn cư trú; có 96% xã, phường, thị trấn được công nhận làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ và người có công.

 

Năm 2014, nhân dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, UBND tỉnh đã tổ chức gặp mặt, động viên với 160 đại biểu, thăm hỏi và tặng quà cho 1.294 người là CCB, cựu TNXP và gia đình chính sách tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ và kháng chiến chống Pháp với kinh phí 647 triệu đồng. Để thực hiện công tác người có công đạt kết quả, UBND tỉnh đã ban hành các kế hoạch: triển khai công tác chăm sóc người có công năm 2014 và tổ chức các hoạt động kỷ niệm 67 năm ngày thương binh - liệt sỹ; vận động xây dựng quỹ Đền ơn - đáp nghĩa năm 2014; tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công; điều tra thông tin về liệt sỹ, thân nhân liệt sĩ, mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ; tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ đến năm 2020 và những năm tiếp theo; chỉ đạo triển khai xác nhận liệt sĩ, thương binh trong chiến tranh không còn giấy tờ.

 

PV: Hiện nay, tỉnh ta đang thực hiện tổng rà soát người có công trên địa bàn, xin đồng chí cho biết mục đích, ý nghĩa của đợt tổng rà soát này?

 

Đồng chí Nguyễn Đức Cường: Công tác chăm sóc đời sống, thực hiện ưu đãi cho người có công với cách mạng là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, thể hiện sâu sắc đạo lý Uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam. Chúng ta đã ban hành và tổ chức kịp thời, hiệu quả các chính sách đối với người có công với cách mạng. Tuy nhiên, việc thực hiện các chính sách ưu đãi với người có công là quá trình thực hiện lâu dài, thường xuyên phải sửa đổi, bổ sung do điều kiện chiến tranh ác liệt nên việc cập nhật, thực hiện và theo dõi, lưu trữ hồ sơ, danh sách người có công còn bất cập, thiết sót. Bên cạnh đó, ở một số địa phương, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công chưa được thường xuyên, quan tâm đúng mức; chưa xử lý một số tồn đọng đối với người có công, chưa kịp thời kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung các chính sách để giải quyết khó khăn của một bộ phận gia đình người có công với cách mạng, nhất là ở vùng sâu, xa; việc tổ chức thực hiện chính sách vẫn còn sai sót, tiêu cực gây ảnh hưởng xấu trong dư luận xã hội. Ngày 27/10/2013 Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 23/CT-TTg về tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trong 2 năm 2014-2015 và giao Bộ LĐ -TB&XH, Ban Thường trực UBT.Ư MTTQ Việt Nam xây dựng chương trình phối hợp tổng rà soát, tập trung vào 7 nhóm đối tượng là: liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, bà mẹ Việt Nam anh hùng; thương binh; bệnh binh; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học; người có công giúp đỡ cách mạng; cựu TNXP kháng chiến. Nhằm xác định rõ các đối tượng người có công và thân nhân hưởng chính sách ưu đãi đã đúng chưa, đủ chưa, có ai hưởng sai chế độ, còn ai đủ điều kiện mà chưa được hưởng. Đây là lần đầu tiên chúng ta thực hiện tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi với người có công do UBT.Ư MTTQ Việt Nam và các tổ chức đoàn thể CT -XH, tổ chức xã hội các cấp trực tiếp rà soát đến từng đối tượng đang thụ hưởng chính sách; nhằm giám sát, phản biện với cơ quan thực hiện chính sách và đảm bảo tính khách quan. Qua đó đánh giá đầy đủ, toàn diện việc thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có công; nâng cao vai trò, trách nhiệm và nhận thức của các cấp, ngành, tổ chức trong thực hiện chính sách người có công và kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách.

 

PV: Xin đồng chí cho biết những chỉ đạo của tỉnh và lộ trình tổng rà soát để thực hiện thành công đợt tổng rà soát?

 

Đồng chí Nguyễn Đức Cường: Để thực hiện tốt Chương trình tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng. UBND tỉnh đã ban hành Quyết định thành lập Ban rà soát cấp tỉnh; xây dựng kế hoạch, hướng dẫn triển khai. Chỉ đạo các cơ quan thành viên Ban rà soát và UBND các huyện, thành phố. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn các nội dung: Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và Pháp lệnh quy định vinh danh Nhà nước phong tặng Bà mẹ Việt Nam anh hùng và các văn bản hướng dẫn thực hiện. Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống truyền thanh cơ sở về mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung, quy trình công tác tổng rà soát. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho đội ngũ điều tra viên, cán bộ rà soát ở cấp xã, cấp xóm nhằm giúp họ nắm vững các chế độ ưu đãi hiện hành với người có công và nâng cao nghiệp vụ để thực hiện rà soát đạt kết quả. Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện rà soát đảm bảo chất lượng và đúng thời gian; phát hiện những sai sót, bất cập, tiêu cực về những vấn đề phát sinh của tổ chức, cá nhân trong thực hiện chính sách người có công để kịp thời khắc phục, kiến nghị hoặc có hình thức xử lý theo quy định của pháp luật.

 

Về tiến độ thực  hiện: Sau khi tập huấn ở cấp huyện, nhận tài liệu hướng dẫn, phiếu rà soát các xã, phường, thị trấn thành lập Ban rà soát cấp xã, tổ rà soát cấp xóm và hướng dẫn nghiệp vụ rà soát cho các thành viên; trong tháng 6/2014 thực hiện tổng rà soát tại địa bàn thôn, xóm, tổ dân phố; trong tháng 7 tổng hợp, công bố kết quả; trong tháng 8, Ban rà soát cấp huyện tổng hợp, công bố kết quả. Ban rà soát cấp tỉnh tổng hợp và công bố kết quả vào cuối tháng 9/2014. Từ tháng 10/2014 đến tháng 7/2015, UBMTTQ tỉnh và Sở LĐ -TB&XH tổng hợp báo cáo UBND tỉnh để xem xét, giải quyết những vấn đề được phát hiện, phát sinh mà thông qua tổng rà soát đặt ra và báo cáo các cơ quan T.U.

 

PV: Xin cảm ơn đồng chí.

 

 

 

                                                               Hương Lan (thực hiện)

 

 

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục