Khu tái định cư Rộc Yểng được đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống người dân.

Khu tái định cư Rộc Yểng được đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống người dân.

(HBĐT) - Chúng tôi khá bất ngờ và vui lây khi cùng đi với Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Tâm Nguyễn Đức Hậu đến thăm tìm hiểu cuộc sống của bà con khu tái định cư thôn Rộc Yểng- nơi tiếp nhận các hộ di dân vùng sạt lở hai xã Tân Mai, Phúc Sạn (Mai Châu). Cuộc sống của bà con vùng sạt lở đang dần ổn định và phát triển. Khu TĐC được quy hoạch và đầu tư xây dựng trên diện tích của đội 4, Nông trường 2/9 từ tháng 9/2011 đến khoảng tháng 9/2014 đã hoàn thành và đã đón 50 hộ dân đến sinh sống. Khu TĐC có hạ tầng đồng bộ, có đường bê tông, đường điện kéo tới mỗi gia đình, nhà văn hóa khang trang, trường mầm non còn thơm mùi vôi vữa…

 

Ông Đinh Xuân Hương, Bí thư chi bộ xóm Rộc Yểng cho biết: Bà con đang được hưởng lợi từ chính sách di dân, tái định cư vùng thiên tai của Nhà nước. Bây giờ, cuộc sống của bà con đã thực sự tốt hơn nơi ở cũ, không còn cảnh thấp thỏm lo toan trượt sạt đất, đá năm nào. Ông Hương kể lại: Tân Mai, Phúc Sạn là 2 xã vùng hồ sông Đà, sau nhiều năm người dân vén nhà theo con nước, di chuyển lên địa hình dốc ngược, bám sườn núi, sườn đồi, dựng nhà. Sản xuất và đời sống người dân luôn đối mặt với thiên nhiên khắc nghiệt. Trận mưa bão kinh hoàng năm 2007 đến nay vẫn để lại nỗi kinh hoàng. Đất, đá trượt sạt, lũ quét đỏ ngầu cuốn người, gia súc, nhà cửa, hoa màu. Đất, đá vùi lấp tuyến đường độc đạo. Gò Mu, Gò Lào xuất hiện vết trượt dài hàng cây số, không dò được đáy. Sau trận mưa lũ lịch sử ấy, diện tích đất canh tác chẳng còn, trâu, bò không có bãi chăn thả, cuộc sống người dân vốn đầy khó khăn lại luôn sống trong cảnh thấp thỏm mỗi khi thời tiết có mưa. Sau mưa bão năm đó, Tân Mai và Phúc Sạn có tới 652 hộ dân của 2 xã nằm trong vùng nguy cơ sạt lở đất, đá lăn và lũ quét (Tân Mai 249 hộ, Phúc Sạn 403 hộ) tập trung ở các xóm: Nhân, Nánh, Khoang, Doi của xã Tân Mai; xóm Bãi Sang, Phúc, Gò Mu, So Lo xã Phúc Sạn.

 

Được Nhà nước quan tâm xây dựng các khu tái định cư tại Nông trường 2/9 (Yên Thủy- Lạc Sơn) và Nông trường Sông Bôi, hàng trăm hộ gia đình đã chuyển về nơi mới và có cuộc sống an lành hơn chỗ cũ nhiều. Khu TĐC ở Sông Bôi, cách Phúc Sạn gần 200 cây số nay đã có tên Rộc Yểng, xã Đồng Tâm. Hôm chuyển đến, bà con Tân Mai, Phúc Sạn được lực lượng công an, bộ đội, nhân dân xã Đồng Tâm giúp sức dựng nhà. Tết đầu tiên nhân dân xã Đồng Tâm tặng cả bánh chưng thật xúc động và cảm thấy ấm áp tình đồng bào. Nhà nước đã hỗ trợ người dân tiền di chuyển, lương thực, tiền điện nước thời gian đầu. Đến nay, cuộc sống người dân đã cơ bản ổn định, mỗi hộ dân được cấp 300-350 m2 đất thổ cư làm nhà ở, 0,5 ha đất sản xuất. Ở nơi mới, thời tiết ôn hòa, địa hình bằng phẳng, dân cư tập trung. Tổ chức Đảng, đoàn thể đã đi vào hoạt động. Trẻ thơ được học trường mầm non tại thôn. Trường cấp tiểu học, THCS cách thôn khoảng  2 cây số, học sinh trong thôn học rất thuận lợi. Trong thôn đã có mấy nhà bán hàng, làm một số ngành nghề phụ để cải thiện đời sống. Về sản xuất cũng có tín hiệu vui. Mới đây có Công ty CP Dạy nghề Nhân Đạo Sinh Hùng triển khai mô hình trồng cây dược liệu, sẽ thuê nhân nhân công lao động, giúp bà con giải quyết việc làm, mức thu nhập từ 2-2,5 triệu đồng/người tháng. Phó Chủ tịch UBND xã Nguyễn Đức Hậu cho biết thêm: Tới đây, khu TĐC Rộc Yểng sẽ tiếp nhận thêm 70 hộ dân của 2 xã Tân Mai- Phúc Sạn. Xã Đồng Tâm cũng đang triển khai kế hoạch giúp bà con chuyển đến sớm ổn định cuộc sống và phát triển sản xuất. Bà con khu TĐC mong muốn Nhà nước có giải pháp hỗ trợ tiền mua nước sinh hoạt. Bể nước được xây dựng cách khu TĐC cỡ 2 cây số. Bà con phải trả tiền nước quá cao tới 7.000 đồng/m3. Trung bình mỗi hộ phải dùng trên dưới 100.000 đồng/tháng, có gia đình trả tiền nước tháng 1 và tháng 2 tới 370.000 đồng. Trong khi đó, đời sống người dân TĐC còn nhiều khó khăn, thôn có 30/50 hộ diện nghèo, 6 hộ cận nghèo.

 

 

                                           Lê Chung

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục