(HBĐT) - Hiện nay, một bộ phận người dân ở Mai Châu vẫn giữ những phong tục, thói quen lạc hậu, đặc biệt là trong vấn đề hôn nhân. Là một trong những địa phương có nhiều trường hợp tảo hôn, mặc dù các cấp, ngành huyện Mai Châu đã tích cực tuyên truyền, vận động nhưng nạn tảo hôn vẫn tiếp tục tái diễn, nhiều gia đình cố tình vi phạm pháp luật về dân số.

 

Tảo hôn nam ở Hang Kia 

Nếu như ở các địa phương khác trường hợp tảo hôn thường rơi vào phụ nữ thì ở Hang Kia, (Mai Châu) nam giới lại có xu hướng tảo hôn nhiều hơn nữ. Theo thống kê, năm 2011, toàn xã có 36 cặp vợ chồng tảo hôn, trong đó, 33 nam chưa đủ 20 tuổi theo quy định của pháp luật. Có 3 trường hợp thời điểm kết hôn mới 13 tuổi là Vàng A Mo, Vàng A Nụ, Khà A Khua xóm Hang Kia. Còn lại đa số là nam ở độ tuổi từ 14 - 16 (20 người). Các năm 2012 - 2014 số cặp tảo hôn có chiều hướng giảm, cụ thể năm 2012 có 8 cặp (trong đó nam tảo hôn 8 người đều trong độ tuổi 14  16); năm 2013  có 6 cặp (trong đó tảo hôn nam 6 người, độ tuổi 12 - 16); năm 2014, có 8 cặp (trong đó tảo hôn nam 8 người, độ tuổi 17 - 19). Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, số cặp tảo hôn có chiều hướng tăng mạnh, 5 tháng đầu năm đã có 15 cặp tảo hôn, hầu hết là tảo hôn cả vợ lẫn chồng. 

Theo Trung tâm DS/KHHGĐ huyện Mai Châu, từ năm 2011 - 2014, toàn huyện có 20/23 xã, thị trấn có trường hợp tảo hôn, nhiều nhất tại xã Hang Kia, 3 xã không có người tảo hôn là Bao La, Thung Khe và Đồng Bảng. Theo đồng chí Lộc Văn Panh, Phó giám đốc Trung tâm DS/KHHGĐ huyện Mai Châu, số liệu thống kê chỉ là tương đối, chỉ khi các cặp vợ chồng sinh con tại cơ sở y tế khai báo về độ tuổi, cán bộ y tế, chuyên trách DS/KHHGĐ mới thống kê lại được. Còn nhiều người tảo hôn nhưng đi lấy chồng ở địa phương khác hoặc chưa sinh con thì chưa thể thống kê chính xác.  

Vấn nạn tảo hôn đang trở thành đề tài nóng trong thực hiện chính sách DS/KHHGĐ hiện nay ở Mai Châu. Có 2 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này mang thai ngoài ý muốn và thói quen lấy vợ sớm của một số đồng bào dân tộc, đặc biệt là ở người Mông. Theo đồng chí Khà A Váu, Chủ tịch UBND xã Hang Kia, những năm gần đây, tảo hôn của đồng bào Mông gần như trở thành phong trào, cứ đến tuổi 14 - 16, trai gái trong bản lập gia đình. Nhiều cặp tảo hôn những hệ lụy như nghèo khó, con cái nheo nhóc không được chăm sóc dẫn đến ốm đau, chậm phát triển, bản thân người phụ nữ khi chưa phát triển hoàn thiện về thể chất đã phải mang thai và sinh con dẫn đến suy giảm về sức khỏe, dẫu vậy, hiện tượng tảo hôn vẫn tái diễn và đang có chiều hướng gia tăng.  

Sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền  

Trước thực trạng tảo hôn, Đảng ủy, chính quyền xã Hang Kia đã tích cực vào cuộc. Cũng theo đồng chí Khà A Váu, Chủ tịch UBND xã: Thực hiện Chỉ thị số 10, ngày 6/10/2011 của Ban Thường vụ Huyện ủy Mai Châu tăng cường tuyên truyền phòng - chống mê tín, dị đoan, tảo hôn trên địa bàn toàn huyện, Đảng bộ xã đã ban hành Quyết định số 13, ngày 24/10/2011 về thành lập BCĐ tuyên truyền phòng - chống mê tín, dị đoan, tảo hôn trên địa bàn xã. Năm 2015, BCĐ được kiện toàn và tổ chức rà soát, tuyên truyền, vận động, xử lý số hộ gia đình, người vi phạm về Luật Hôn nhân và gia đình.

Đặc biệt, BCĐ đã tổ chức rà soát số hộ gia đình có thanh, thiếu niên có nguy cơ lấy vợ - chồng vi phạm Luật Hôn nhân gia đình (tảo hôn) tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức. Đồng thời BCĐ gặp gỡ người có uy tín, trưởng, phó chi nhánh các dòng họ tiếp tục phối hợp tuyên truyền người trong gia đình. Các hội đoàn thể tổ chức cho hội viên ký kết không vi phạm pháp luật Cùng với truyên truyền, xã đã có hình thức xử phạt 500.000 - 1 triệu đồng/vụ tảo hôn đối với  nhà trai. Những người kết hôn dưới 16 tuổi xã sẽ lập hồ sơ gửi đến cơ quan chức năng xử lý theo pháp luật. Những trường hợp là đảng viên, công chức xã bị hạ bậc lương, kỷ luật Đảng. Tuy nhiên, những hình thức xử phạt trên chưa đủ sức răn đe nên nạn tảo hôn vẫn xảy ra.  

Về phía huyện Mai Châu, Huyện ủy đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể như, trước mỗi mùa cưới (tháng 8 - 11 âm lịch), huyện cử đoàn công tác về các xóm, xã có tảo hôn để tuyên truyền, vận động. Tuyên truyền dựa vào tiêu chí ngắn gọn, dễ hiểu, đúng trọng tâm, trọng điểm và căn cứ vào phong tục tập quán của mỗi dân tộc để truyền thông hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, hàng năm khi bình xét danh hiệu, tiêu chí chi bộ trong sạch - vững mạnh phải đảm bảo không có trường hợp nào tảo hôn, vi phạm pháp luật về dân số. Trong thời gian tới, huyện tiếp tục chỉ đạo tăng cường phối hợp trong công tác tuyên truyền, xử lý các vụ tảo hôn, đổi mới truyền thông dựa vào hiệu ứng cộng đồng như trong các cuộc họp xóm, KDC sẽ phê bình gia đình có con, em tảo hôn trước cộng đồng, đồng thời giải thích rõ, cụ thể tảo hôn vi phạm pháp luật có thể dẫn đến ngồi tù chứ không chỉ dừng lại ở việc phạt hành chính, nhắc nhở.

 

 

                                                                                         H.N 

 

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục