Cán bộ y tế bệnh viện Đa khoa tỉnh chăm sóc bệnh nhân TNGT tại khoa cấp cứu.
(HBĐT) - Những khuôn mặt đau khổ, ánh mắt trĩu nặng âu lo, câu chuyện buồn đến tái tê lòng. Đấy là những điều dễ dàng nhìn thấy từ người thân của những nạn nhân bị tai nạn giao thông (TNGT) đang cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Gần một tuần đã trôi qua song khi nhắc lại vụ TNGT của cậu con trai, ông Bùi Văn Sơn (thị trấn Bo, Kim Bôi) vẫn chưa hết bàng hoàng. Ông kể: Tối 16/6, vợ chồng ông đang ở nhà có người gọi điện đến báo tin con trai ông là Bùi Đình Đài (17 tuổi) gặp nạn trên đường đi học thêm về. Người dân quanh đó đã thuê taxi đưa Đài đến khoa cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa tỉnh và được các bác sĩ chẩn đoán chấn thương sọ não. Vội vàng chạy ra bệnh viện, vợ chồng ông như chết lặng khi thấy con trai máu me đầm đìa, nằm bất động trên băng ca. Sau hơn một ngày sống trong tâm trạng lo sợ, vợ chồng ông Sơn thở phào khi thấy con trai mình tỉnh lại. Thế nhưng cảm giác âu lo về những ngày sắp tới vẫn còn đó, nhất là khi mấy ngày nay, Đài thường xuyên bị cơn đau đầu hành do chấn động não sau vụ tai nạn. Ông Sơn tâm sự: “Vậy là con tôi không thể dự kỳ thi tốt nhiệp THPT năm nay, cũng chẳng biết năm sau có được thi thi lại hay không? Nhìn con khóc khi thấy các bạn đi thi mà vợ chồng tôi xót xa quá. Điều tôi lo nhất lúc này là vết thương ở đầu có để lại biến chứng gì không?”. Buồn lo là vậy nhưng ông Sơn ít nhiều vẫn cảm thấy chút an ủi: “Nhìn những ca TNGT nhập viện mấy ngày qua mới thấy con mình còn may mắn. Có trường hợp nặng quá phải chuyển thẳng xuống Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội).
Kể ra thì con trai ông Sơn đúng là vẫn còn may mắn, ít nhất là so với trường hợp em Nguyễn Văn Khánh (19 tuổi, trú tại huyện Kỳ Sơn). Theo ông Nguyễn Văn Hùng, bác ruột em Khánh (thị trấn Kỳ Sơn, Kỳ Sơn) cho biết: Khánh vừa tốt nghiệp một trường trung cấp nghề và đang ở nhà tìm việc làm. Chập tối ngày 16/6, trên đường xã Hợp Thịnh về nhà, Khánh bị một chiếc xe máy tông vào. Thấy Khánh ngã xuống đường bất tỉnh, người gây tai nạn hoảng sợ vứt xe bỏ chạy. Khánh được người dân đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Kỳ Sơn. Hơn một tiếng đồng hồ sau vụ tai nạn, gia đình mới biết tin và chạy đến bệnh viện. Sau khi sơ cứu, nhận thấy vết thương quá nặng, gia đình phải tức tốc đưa Khánh lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh ngay trong đêm. Theo hồ sơ bệnh án, Khánh nhập viện trong tình trạng tỉnh chậm, nôn mửa, sưng bầm vùng mắt trái, chảy máu mũi và có vết thương ở vùng trán. Kết quả chụp CT của Bệnh viện Đa khoa tỉnh xác định, Khánh bị tụ máu ngoài màng cứng thái dương đỉnh bên trái và vỡ lún sọ trán. Ca phẫu thuật được tiến hành ngay trong đêm. Khánh qua cơn nguy kịch, đến nay sức khỏe dần ổn định. Nhưng chưa bàn đến chuyện Khánh sẽ hồi phục được đến đâu, chỉ riêng chuyện tiền bạc để chữa trị cho em trong những ngày sắp tới cũng đã là gánh nặng quá lớn đối với gia đình và người thân. Theo ông Nguyễn Văn Hùng (chú của Khánh), gia đình Khánh rất vất vả, bố qua đời vì tai biến, mẹ già yếu không còn khả năng lao động. Khánh có một người anh đã lập gia đình và ở riêng nhưng gia cảnh cũng khốn khó. Trong khi đó, họ hàng của Khánh cũng chẳng ai khá giả gì. Hôm phẫu thuật, gia đình phải chạy đôn chạy đáo, gom góp tiền bạc mang lên. Còn bây giờ, chúng tôi đang thông báo cho bà con, họ hàng quyên góp giúp đỡ để cho Khánh nằm điều trị.
Những câu chuyện buồn như trên là điều quá dễ dàng bắt gặp ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Thống kê từ phòng Cấp cứu khoa ngoại - Bệnh viện Đa khoa tỉnh: Trong tháng 6/2015, Bệnh viện đã tiếp nhận 36 trường hợp nhập viện do TNGT, trong đó có 16 ca chuẩn đoán chấn thương sọ não. Theo một ý tá trực tại khoa cấp cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh, hầu như các nạn nhân của TNGT nhập viện đều rơi vào các chấn thương như: chấn thương sọ não, gãy chân, gãy tay, chấn thương vùng ngực, bụng…
Theo số liệu từ Ban ATGT tỉnh, 6 tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 49 vụ TNGT, làm chết 49 người, bị thương 31 người. So với cùng kỳ năm 2014 tăng 3 vụ, tăng 2 người chết, tăng 9 người bị thương. So với toàn quốc, tỉnh ta xếp thứ 51/63 về số vụ, 37/63 về số người chết và xếp thứ 51/63 về số người bị thương. Nguyên nhân dẫn đến TNGT do người điều khiển phương tiện không chấp hành Luật GTĐB; không đội mũ bảo hiểm, vi phạm quy định về tốc độ, nồng độ cồn; chở quá số người quy định…
Nhưng gì đã chứng kiến trong một buổi chiều tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh cùng những con số thống kê về số vụ TNGT, số người thương vong cùng với những nỗi đau, sự chịu đựng, lo lắng, khó khăn mà người gặp nạn cũng như người thân của họ đang trải qua, dễ hiểu tại sao TNGT lại được coi là một thảm họa. Một thảm họa có thể vượt qua từ chính ý thức của mỗi người tham gia giao thông!
Tiến Thao
(SV khoa báo chí – trường ĐH KH-XH&NV)
(HBĐT) - Mùa hè đến là lúc học sinh được nghỉ học. Nhưng với nhiều thiếu niên, nhi đồng nơi đô thị thì thời gian này lại được cha mẹ cho theo học các lớp năng khiếu tại Nhà Thiếu nhi, Trung tâm hoạt động thanh - thiếu niên của tỉnh với mong muốn con em mình được phát triển năng khiếu, có được nơi học tập vui chơi bổ ích và an toàn trong những ngày hè.
(HBĐT) - Ngày 9/7, BHXH tỉnh tổ chức hội nghị giao ban đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.
(HBĐT) - Mang trong mình 2 căn bệnh hiểm nghèo (khi mới sinh ra em được chẩn đoán mắc tim bẩm sinh và lây nhiễm HIV từ mẹ), bố mất sớm khi em 17 tháng tuổi do căn bệnh HIV/AIDS, mẹ bỏ đi biệt tích, Nguyễn Diệu Linh, SN 2002, tổ 5, phường Chăm Mát (TPHB) phải nương tựa vào bà nội đã già.
(HBĐT) - Bà Bùi Thị Hiếu, Phó phòng LĐ-TB&XH huyện Tân Lạc cho biết: Công tác xây dựng xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em được xác định là tiêu chí đánh giá kết quả hoàn thành mục tiêu về trẻ em theo chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012 - 2020 và là một trong những tiêu chí đánh giá trình độ phát triển KT-XH hàng năm trên địa bàn huyện.
(HBĐT) - Theo thống kê, tổng số trẻ em dưới 16 tuổi của huyện Lương Sơn có 25.765 trẻ, chiếm 25,89% dân số, trong đó, trẻ dưới 6 tuổi là 11.239 trẻ. Trong những năm qua, công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em nhận được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và toàn xã hội, bằng nhiều hình thức thiết thực, cụ thể, trẻ em tại các xã, thị trấn được chăm sóc toàn diện về thể chất, tinh thần, phát triển trong môi trường an toàn, lành mạnh.
(HBĐT) – Công tác DS/KHHGĐ đã và đang nhận được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương và sự vào cuộc tích cực của mọi tổ chức chính trị xã hội góp phần ổn định các chỉ tiêu về DS/KHHGĐ. Bên cạnh những thuận lợi, công tác DS/KHHGĐ vẫn gặp một số khó khăn nhất định, đặc biệt là nguồn kinh phí truyền thông hạn hẹp, một số quan niệm cổ hủ, lạc hậu vẫn tồn tại trong bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số dẫn đến nạn tảo hôn, sinh con thứ 3, mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) còn cao ở một số địa phương.