Bà Thành và cháu Châu.
(HBĐT) - “Giá như năm đó lái xe tải không phóng nhanh, biết quan sát đường... thì cháu tôi không mất cả bỗ lẫn mẹ. Tôi không bao giờ quên được ngày hôm đó” .
Mấy năm nay, người dân xóm Rổng Cấn, Lâm Sơn (Lương Sơn) quen với hình ảnh hai bà cháu ở trong căn nhà lụp xụp rau cháo qua ngày nuôi nhau. Đó là bà Đinh Thị Thành (SN 1946) và cháu Bạch Ngọc Châu năm nay 10 tuổi. Ở cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới, Bạch Ngọc Châu mất đi cả bố lẫn mẹ. Chỗ dựa duy nhất của Châu bây giờ là bà ngoại ngoài 70 tuổi.
Không ngăn được hai dòng nước mắt, bà Thành kể cho chúng tôi về số phận hẩm hiu của người con gái. Chị Quách Thị Yên (SN 1970 – mẹ của cháu Châu) khi quá tuổi 30, chị Yên mới lập gia đình. Cũng như bao người khác sau khi lập gia đình, chị Yên sinh cháu Châu. Khi cháu Châu được 7 tuổi chồng chị Yên mất vì bị bệnh. Hai mẹ con chị Yên về ở với bà Thành. Không có việc làm, chị đi làm thuê, ai thuê việc gì làm việc đó. Rảnh rỗi lại về nhà làm vườn. Cứ thế, ba mẹ con, bà cháu bữa đói, bữa no qua ngày. Những tưởng cuộc sống bình yên như thế trôi đi. Nhưng vào một buổi chiều định mệnh đã cướp đi người mẹ của Châu. Như bao buổi chiều khác, đi làm về, chị Yên đạp xe đưa Châu đi học. Trên đường trở về nhà, chẳng hiểu sao chiếc xe tải mất lái từ đâu lao tới đâm thẳng vào chị Yên. Vụ tai nạn diễn ra quá nhanh khiến chị Yên đã tử vong ngay tại chỗ. Từ đó, Châu mất cả cha lẫn mẹ, chỗ dựa duy nhất của cả gia đình. Nỗi buồn vừa mất bố được mấy tháng, nay cháu Châu lại mất mẹ tưởng chừng cháu không thể đứng lên nổi. Còn bà Thành ngày nào cũng nhìn lên ban thờ khóc cạn cả nước mắt. Mỗi khi đêm về, chỉ có hai bà cháu ở nhà, cháu Châu lại hỏi: “Bà ơi, bao giờ bố mẹ cháu lại về. Cháu nhớ bố mẹ lắm”. Thương đứa cháu ngoại bé bỏng đã sớm chịu cảnh mồ côi, bà Thành chỉ biết ôm cháu vào lòng mà bù lại tình thương cho đứa trẻ. Năm nay, bà Thành đã ngoài 70 tuổi không lao động được, Châu còn quá nhỏ. Tất cả chi phí sinh hoạt và đi học cho Châu trông cả vào khoản trợ cấp hàng tháng được gần 200.000 nghìn đồng. Bà Thành tâm sự: Nay tôi đã gần đất xa trời, chẳng còn sống được mấy ngày nữa. Tôi chỉ lo khi tôi mất đi, lấy ai lo cho đứa cháu tội nghiệp này…
Thỉnh thoảng nghe bà kể, cháu Châu mặt buồn so rúc đầu vào ngực bà mà hứng những giọt nước mắt nóng hổi của bà ngoại rơi vào má mình. Nom hoàn cảnh của bà Thành thật tội. Một già, một trẻ cứ thơ thẩn bên ngôi nhà vắng. Hai bà cháu sống trong cảnh nghèo khó và túng thiếu. Rời nhà bà Thành, chúng tôi tự suy nghĩ giá như ngày ấy lái xe tải đi chậm lại, biết quan sát....cháu đã không mất mẹ, không phải chịu nỗi đau đớn mất mát khi còn quá nhỏ như vậy.
Việt Lâm
(HBĐT) - Ngày 9/7, BHXH tỉnh tổ chức hội nghị giao ban đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.
(HBĐT) - Mang trong mình 2 căn bệnh hiểm nghèo (khi mới sinh ra em được chẩn đoán mắc tim bẩm sinh và lây nhiễm HIV từ mẹ), bố mất sớm khi em 17 tháng tuổi do căn bệnh HIV/AIDS, mẹ bỏ đi biệt tích, Nguyễn Diệu Linh, SN 2002, tổ 5, phường Chăm Mát (TPHB) phải nương tựa vào bà nội đã già.
(HBĐT) - Bà Bùi Thị Hiếu, Phó phòng LĐ-TB&XH huyện Tân Lạc cho biết: Công tác xây dựng xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em được xác định là tiêu chí đánh giá kết quả hoàn thành mục tiêu về trẻ em theo chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012 - 2020 và là một trong những tiêu chí đánh giá trình độ phát triển KT-XH hàng năm trên địa bàn huyện.
(HBĐT) - Theo thống kê, tổng số trẻ em dưới 16 tuổi của huyện Lương Sơn có 25.765 trẻ, chiếm 25,89% dân số, trong đó, trẻ dưới 6 tuổi là 11.239 trẻ. Trong những năm qua, công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em nhận được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và toàn xã hội, bằng nhiều hình thức thiết thực, cụ thể, trẻ em tại các xã, thị trấn được chăm sóc toàn diện về thể chất, tinh thần, phát triển trong môi trường an toàn, lành mạnh.
(HBĐT) – Công tác DS/KHHGĐ đã và đang nhận được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương và sự vào cuộc tích cực của mọi tổ chức chính trị xã hội góp phần ổn định các chỉ tiêu về DS/KHHGĐ. Bên cạnh những thuận lợi, công tác DS/KHHGĐ vẫn gặp một số khó khăn nhất định, đặc biệt là nguồn kinh phí truyền thông hạn hẹp, một số quan niệm cổ hủ, lạc hậu vẫn tồn tại trong bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số dẫn đến nạn tảo hôn, sinh con thứ 3, mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) còn cao ở một số địa phương.
(HBĐT) – 6 tháng đầu năm, Trung tâm Công tác xã hội (Sở LĐ-TB&XH) đã tổ chức quản lý, nuôi dưỡng 140 lượt đối tượng, đạt 100% so với kế hoạch công tác năm 2015.