(HBĐT) - Lâu nay, xã vùng đồng bào dân tộc Mông Pà Cò (Mai Châu) là một trong những địa bàn “nóng” về tảo hôn với tình trạng mỗi năm, số cặp vợ chồng kết hôn sớm hơn tuổi được pháp luật cho phép lên đến hàng chục trường hợp. Gần đây, vấn nạn tảo hôn ở Pà Cò đã bớt “nóng”. Điều này nhờ có vào cuộc quyết liệt từ phía cấp ủy, chính quyền xã.

 

Là con gái của một cán bộ xã, ở tuổi 17, Sùng Y S. vừa học hết lớp 9 nhưng không có ý định tiếp tục học lên. Do có sự cảm mến từ trước, S đã về nhà một chàng trai người Mông ở xã Loóng Luông, huyện Vân Hồ (Sơn La) để “làm dâu” theo tục bắt vợ của dân tộc mình. Trường hợp của S. đã được cấp ủy, chính quyền xã nắm bắt thông tin kịp thời và can thiệp. Cán bộ tư pháp, phụ nữ của xã trực tiếp gặp gỡ gia đình S. để tuyên truyền về Luật Hôn nhân và Gia đình, những quy định của Nhà nước mà công dân phải chấp hành, thực hiện. Bên cạnh đó, giảng giải, phân tích những thiệt thòi, tổn hại từ hệ lụy của vấn nạn tảo hôn...  Với nỗ lực, kiên trì vận động, thuyết phục, thái độ và hành vi của gia đình S. đã biến chuyển. Chính quyền xã cũng kiên quyết không cho cặp đôi đăng ký kết hôn. ít ngày sau khi bị “bắt vợ” ở Loóng Luông, S. đã đồng ý để cha mẹ đưa về nhà, tiếp tục theo học THPT, chờ đến khi nào đủ tuổi mới kết hôn theo quy định.  

Theo đồng chí Sùng A Màng, Chủ tịch UBND xã Pà Cò, những năm gần đây, chính quyền xã đã triển khai các giải pháp nhằm ngăn chặn, kiềm chế tảo hôn. Cụ thể là thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 10 ngày 6/10/2011 của Huyện ủy Mai Châu về tăng cường tuyên truyền phòng  chống mê tín dị đoan và tảo hôn. Các ngành, đoàn thể, hội như Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên phối hợp với trạm y tế xã, cán bộ DS/KHHGĐ đẩy mạnh truyền thông tới hội viên, con, em gương mẫu thực hiện. Bên cạnh đó, hàng năm, phòng Tư pháp huyện phối hợp với Trung tâm Trợ giúp pháp lý của tỉnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục lồng ghép, trong đó có lồng ghép nội dung Luật Hôn nhân và Gia đình tại các xóm. Ngoài ra, xã áp dụng hình thức phạt tiền từ 500 nghìn đồng - 1 triệu đồng/vụ tảo hôn. Tuy nhiên, kết quả tuyên truyền, vận động, giáo dục còn ở mức độ chừng mực. Với trường hợp tảo hôn của Sùng Y S., cấp ủy, chính quyền, đoàn thể xã đã vào cuộc tích cực, tập trung tuyên truyền, vận động, thuyết phục bằng được kết hợp cả biện pháp không cho đăng ký kết hôn để giáo dục “làm gương”. 

Kể từ năm 2014 đến nay, tại 4 xã người Mông vùng giáp ranh gồm 2 xã của huyện Mai Châu, 2 xã của huyện Vân Hồ đã thường xuyên gặp gỡ, trao đổi định kỳ thông qua hội nghị giao ban nhằm tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, trong đó, quan tâm vấn đề tuyên truyền, bàn giải pháp bài trừ hủ tục, ngăn chặn tảo hôn. Theo thống kê năm 2013, trên địa bàn xã có 7 trường hợp tảo hôn, năm 2014 giảm còn 6 trường hợp. Năm 2015, tảo hôn tiếp tục giảm còn 3 trường hợp. Đáng mừng là kể từ sau trường hợp tảo hôn Sùng Y S. vào tháng 4/2015, số vụ tảo hôn giảm hẳn. Trong số 4 xã người Mông thì xã Pà Cò có số vụ giảm tảo hôn đáng kể nhất.  Cũng theo Chủ tịch UBND xã Sùng A Màng, để đẩy lùi nạn tảo hôn cần phải kiên trì tuyên truyền, vận động kết hợp với các biện pháp giáo dục, xử phạt hành vi.

 

                                                                        Bùi Minh 

         

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục