(HBĐT) - Đầu năm 2016, trong lần về xóm Hiềng, xã Noong Luông (Mai Châu), người dân đã chia sẻ câu chuyện về ngô giống, phân bón của dự án hỗ trợ khi bà con đã gieo trồng xong vụ mùa. Để làm giống vụ sau thì không đảm bảo, đem cho lợn, gà ăn, không được vì ngô giống có tẩm hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV).

 

Từ câu chuyện của xóm Hiềng đã nói lên những bất cập trong việc thực hiện đầu tư, hỗ trợ cho bà con. Trong đó, thủ tục hành chính còn rườm rà, “tắc nghẽn” ở nhiều khâu là một trong những nguyên nhân chính.

 

Cần cơ chế đặc thù cho vùng đặc thù

 

Nhìn nhận, đánh giá lại những bất cập trong thực hiện Đề án đầu tư, hỗ trợ 36 thôn, bản đặc biệt khó khăn (ĐBKK) của tỉnh, đồng chí Hoàng Quang Minh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cũng cho rằng, thủ tục hành chính rườm rà đã làm  hưởng đến việc hỗ trợ cho bà con, nhất là hỗ trợ về sản xuất. Theo đó, khi quyết định đầu tư, hỗ trợ, các xóm, xã phải họp dân, tổng hợp ý kiến để gửi lên huyện, từ huyện mới trình lên tỉnh. Tuy nhiên, “ý dân” thường bị “tắc” vì phải đi qua nhiều cấp, nhiều cơ quan chuyên môn xét duyệt, thẩm định, khi ra quyết định đầu tư thì vụ mùa đã gieo trồng xong ! .

Sau 3 năm triển khai thực hiện, hệ thống cơ sở hạ tầng ở 36 thôn, bản  đặc biệt khó khăn của tỉnh vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của người dân. ảnh: Đường nội xóm trắc trở, nhỏ hẹp ở xóm Hiềng, xã Noong Luông (Mai Châu).

 

Để khắc phục tình trạng đó, đồng chí Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho rằng:  Cần căn cứ theo Nghị định số 161/2016/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, giai đoạn 2016 – 2020 để nghiên cứu, ban hành cơ chế đặc thù cho vùng đặc thù. Theo đó, giao cho UBND các huyện làm chủ đầu tư để tránh sự rườm rà về thủ tục hành chính và đầu tư đúng, trúng thời điểm.

 

Về giải pháp, đồng chí Hoàng Quang Minh đề xuất: Đến hết năm 2018, khi Đề án kết thúc giai đoạn 1, trên cơ sở kết quả rà soát các thôn, bản ĐBKK, xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2016 – 2020 theo Quyết định số 50/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh giao cho Ban Dân tộc rà soát, xem xét lại các thôn, bản, từ đó đưa ra quyết định mới hỗ trợ cho các xóm ĐBKK. Trong đó, những xóm nào trong giai đoạn 1 đã có những bước chuyển biến tốt thì đưa ra khỏi đề án. Đưa những xóm khó khăn vào để đầu tư, hỗ trợ. Với những xóm đã được đầu tư về cơ sở hạ tầng sẽ tập trung hỗ trợ về sản xuất.

Đó là câu chuyện sau khi Đề án kết thúc vào năm 2018, còn hiện tại, 36 thôn, bản ĐBKK của tỉnh vẫn rất cần sự đầu tư nhiều hơn nữa từ Đề án. Những ngôi nhà dột nát, phòng học của học sinh, đường giao thông trắc trở, công trình nước sinh hoạt là những danh mục vẫn đang bỏ ngỏ khi hành trình đã đi được 3/5 quãng đường. Để đạt mục tiêu đề ra, thời gian tới, Đề án cần lắm sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các cấp,  ngành.

 

Bà con ở 36 thôn, bản nghèo cũng cần nỗ lực chuyển đổi cơ cấu kinh tế, không trông chờ, ỷ lại và sử dụng hiệu quả những “cần câu” mà Đảng, Nhà nước đã  hỗ trợ.

 

Cơ sở hạ tầng - “nút thắt” cần tháo gỡ

 

Mong có đường thuận lợi, có điện lưới quốc gia, có phòng học khang trang cho con em và hệ thống mương, bai được kiên cố phục vụ sản xuất là mong mỏi nhất của bà con ở các xóm nghèo. Với đường giao thông trắc trở như ở xóm Pheo, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) hay Thung Vòng, xã Do Nhân (Tân Lạc), việc đi lại trong ngày nắng ráo đã khó khăn, vào mùa mưa thực sự là một thử thách lớn. “Cái khó bó cái khôn”, thật khó để đòi hỏi những người dân nơi đây có những bước tiến nhanh khi con lợn, con gà, củ khoai, củ sắn luôn chịu cảnh bị ép giá.

 

“Nếu có đường thuận lợi, nhiều hộ đã khấm khá hơn nhờ cây luồng rồi”, ông Đinh Công Hiếu, Trưởng xóm Hà, xã Đồng Chum (Đà Bắc) chia sẻ. Có đường, bà con ở xóm Hiềng, xã Noong Luông (Mai Châu) cũng không phải gùi ngô đi xa hơn 1,5 km lên đường để bán và ngô thu hoạch xong ở xóm Kế, xã Mường Chiềng (Đà Bắc) không phải chất đống dưới gầm sàn đến nảy mầm vào mùa mưa.

 

Những danh mục đầu tư của Đề án được bà con các xóm nghèo nhận xét là đúng với nhu cầu thực tế và phù hợp với nguyện vọng của người dân. Không ít xóm đã có sự đổi thay đáng ghi nhận sau 3 năm nhận được sự đầu tư, hỗ trợ từ Đề án. Nếu Đề án về đích theo đúng lộ trình đã đề ra  thực sự là cuộc cách mạng đối với những xóm ở nơi thâm sơn, cùng cốc. Là “đòn bẩy” để họ khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, biến những khó khăn thành thế mạnh, từng bước XĐ-GN, làm giàu trên chính quê hương mình.

 

                                                                        Viết Đào

 

Các tin khác


Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Chuyện về người phụ nữ sống một mình không điện trong rừng

Cách đường tỉnh 435 gần 3km ở xóm Lòn, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong là một căn nhà sàn cũ. Đó là căn nhà của bà Đinh Thị Thảo năm nay 63 tuổi, bà ở một mình. Nhiều năm nay bà Thảo sống trong cảnh không có điện, không ti vi với niềm đam mê trồng rừng và giữ rừng.

Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Những năm qua, cùng với triển khai các giải pháp nhằm tạo sinh kế cho người nghèo vươn lên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo cũng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài đề án, chương trình hỗ trợ nhà ở, các cấp, ngành đã tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Lắng đọng, thiêng liêng ở Nghĩa trang Hàng Dương

Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gắn với Khu di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Côn Đảo trong những ngày Xuân đón du khách ở mọi miền đất nước đến thăm viếng. Từ sáng sớm đến 24h, những nén hương, những bông hoa thơm ngát, tinh khôi được thắp, dâng trang trọng trên những phần mộ đem đến cho ta những cảm xúc trào dâng. Trong khuôn viên rất nhiều loài hoa khoe sắc như muốn chia sẻ, tri ân những người con đã nằm lại nơi đây.

Lừa đảo xuất khẩu lao động - cạm bẫy “việc nhẹ, lương cao”

Lợi dụng việc một bộ phận người dân có nhu cầu tham gia xuất khẩu lao động (XKLĐ), thời gian qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện các chiêu lừa XKLĐ khiến không ít người lâm vào cảnh éo le. Thậm chí nhiều trường hợp đứng trước "nanh vuốt” của bọn tội phạm mua bán người...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục