(HBĐT) - Vậy là sau bao tháng năm đợi chờ, cầu Hòa Bình 3 sẽ chính thức hợp long, hoàn thiện, đưa vào lưu thông dịp Tết Canh Tý 2020. Cho dù muộn hơn nhiều so với kế hoạch, thế nhưng, đối với người dân TP Hòa Bình, được đi trên cây cầu mới cảm giác bâng khuâng hạnh phúc thật khó tả. Nhịp cầu kết nối những bờ vui, niềm mong ước bấy lâu của cả chính quyền và người dân giờ đã thành hiện thực. Thành phố lại tiếp tục khởi động những cây cầu mới nối hai bờ sông Đà, hướng tới bến bờ hạnh phúc trong hành trình phát triển mạnh mẽ sau này.
Cầu Hòa Bình 3 hợp long mở ra không gian phát triển đô thị thành phố Hòa Bình.
Ông Nguyễn Văn Tiến ở phường Tân Thịnh, nay đã ngoài 60 tuổi nhìn dòng người người tản bộ trên cây cầu mới vững trãi, những ký ức chợt ùa về lấp kín tâm tư. Ông Tiến chia sẻ: Đối với rất nhiều người dân thành phố, đến thời điểm này đã chứng kiến sự kết nối của những nhịp cầu bắc qua sông Đà. Mỗi cây cầu là những dấu mốc không thể nào quên trong ký ức biết bao người. Còn nhớ những năm đầu tái lập tỉnh, cách đây đã gần 30 năm, khi thành phố còn là thị xã nhỏ, cơ sở vật chất hầu như chưa có gì, nhà cửa toàn thấp tầng, thị xã Hòa Bình được biết đến khá mờ nhạt như là phía sau nhà máy thủy điện Hòa Bình. Khi ấy, đời sống người dân còn rất nghèo, hiếm thấy ai có xe máy, phương tiện đi lại chủ yếu là xe đạp và đi bộ, một số cơ quan Nhà nước có ô tô nhưng chủ yếu là xe u oát, lada (của Liên Xô cũ) đã qua nhiều năm sử dụng là của quý. Cơ quan hành chính chưa có trụ sở phải ở tạm khu chuyên gia. Điểm kết nối duy nhất giữa hai bờ thị xã là chiếc cầu phao dân sinh chập chờn sóng nước, đi lại rất vất vả.
Thời ấy, vào những tháng mùa mưa, từ tháng 6-8 hàng năm, nhà máy thủy điện thường xuyên xả lũ, nước lũ dâng cao, ngập trắng xóa đầm Quỳnh Lâm, cầu phao phải tháo ra vì sợ cuốn trôi, vậy là tất cả sinh hoạt, cuộc sống người dân bị đình trệ. Người dân hai bờ cách trở, mong chờ cầu phao nối lại để thông thương. Chiếc cầu phao nhiều chỗ không có lan can, chứng kiến không ít vụ cả người và xe phi xuống nước hoàn thành sứ mệnh lịch sử, chính thức được dỡ bỏ khi cầu Hòa Bình 1 được khánh thành vào năm 2001 với tổng mức đầu tư khoảng 100 tỷ đồng. Cầu Hòa Bình 1 là chiếc cầu bê tông hiện đại nhất của tỉnh qua sông Đà đưa vào sử dụng, là sự kiện lớn của cán bộ và nhân dân thành phố. Từ đó đến nay, thị xã Hòa Bình cũng ngày một phát triển, đạt tiêu chí đô thị loại III. Ngày khánh thành cầu, cán bộ và nhân dân vui như hội. Có cầu bê tông, thị xã Hòa Bình trở nên cân đối, hài hòa, việc đi lại thuận tiện hơn rất nhiều, khoảng cách về về hạ tầng và đời sống người dân dần được thu hẹp. Cuộc sống người dân được cải thiện rõ rệt, được tiếp cận với các dịch vụ tiện tích chất lượng ngày càng cao. Đứng trên cầu ngắm nhà máy thủy điện xả lũ, ánh sáng cầu vồng như với ở tầm tay và suốt nhiều năm, lòng người hân hoan ngắm pháo hoa rợp trời trong hạnh phúc mênh mang. Cây cầu cùng hai bên bờ sông được trăng đèn, kết hoa, tỏa ánh sáng lung linh dướt mặt nước sông Đà mang lại cảm giác vừa thơ mộng vừa văn minh. Thấm thoát cầu Hòa Bình cũng đã có tuổi đời 20 năm và trở nên chật chội trước sức ép quá tải. Chính quyền thành phố và cơ quan chức năng phải thực hiện giải pháp phân luồng chống ùn ứ cục bộ vào giờ cao điểm.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Phạm Quốc Thắng, người từng làm thiết kế quy hoạch - Sở Xây dựng lâu năm chuyển sang công tác chính quyền ở thành phố tâm sự: Cầu Hòa Bình 3 nằm trong quy hoạch xây dựng TP Hòa Bình được khởi công từ năm 2016, sau nhiều lần lỗi hẹn, rất nhiều khó khăn đã được giải quyết và sẽ thông cầu vào dịp Tết Nguyên đán 2020 tới đây. Cây cầu đưa vào khai thác giúp giảm tải áp lực của cầu Hòa Bình đã trở nên quá tải và mang lại sự cân đối, hài hòa hơn cho TP Hòa Bình. Cầu kết nối với quốc lộ 6, địa phận xã Trung Minh, bắt vào nút giao Trần Quý Cáp và Trương Hán Siêu, mở ra không gian rộng lớn phát triển đô thị, thương mại, dịch vụ cho bờ trái sông Đà, nhà máy, đô thị, khu dân cư nối tiếp mọc lên...
Cũng vào cuối năm 2019, cầu Hòa Bình 2 - công trình nằm trong kế hoạch các công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh chính thức được khởi công. Cầu được xây dựng tại khu vực đường Cù Chính Lan, từ phía cuối đê Đà Giang bắt sang khu vực bãi cát Thịnh Minh, phường Thịnh Lang, kết nối với đường Hoàng Văn Thụ, bờ trái sông Đà. Càng về sau, các cây cầu được thiết kế hiện đại, công nghệ, giải pháp thi công bảo đảm kể cả chất lượng lẫn mỹ quan, đáp ứng yêu cầu phát triển cho thành phố trong tương lai. Như vậy, đến nay, TP Hòa Bình có 3 cây cầu hiện hữu nối liền hai bờ sông Đà, là cơ hội rất lớn để khai thác quỹ đất, phát triển đô thị cho khu vực bờ trái sông Đà.
Cùng với các cây cầu hiện đại kết nối hai bên bờ sông Đà được xây dựng để chắp cánh ước mơ cho thành phố bước vào tương lai, mấy năm nay đã có hàng nghìn tỷ đồng được đầu tư cải tạo kết cấu hạ tầng TP Hòa Bình. Diện mạo thành phố đang đổi thay mạnh mẽ. Hệ thống đường nội thị cũng từng bước được hoàn thiện, đồng bộ. Tuyến đường cao tốc Mộc Châu - TP Hòa Bình, những trục giao thông chủ lực như đường Chi Lăng kết nối với quốc lộ 6 đang được khởi động, khu trung tâm Quỳnh Lâm với quảng trường được quy hoạch rộng lớn đã hiện hữu. Khu trung tâm thương mại bờ trái sông Đà được lấp đầy các dự án nhà ở, đô thị, thương mại. Hai bên bờ sông Đà cũng đang được cải tạo, nâng cấp. Nhiều dự án phát triển đô thị, thương mại, dịch vụ đang triển khai, hứa hẹn tương lai. Hệ thống nhà hàng, khách sạn, cơ quan, công sở được xây dựng mới khang trang, hiện đại. Chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao. Với sự nỗ lực của các tỉnh dành cho và những cố gắng tự thân nội tại, TP Hòa Bình đang chuẩn bị những điều kiện trở thành đô thị loại II trong tương lai gần. Dẫu còn nhiều khó khăn phía trước, cấp ủy, chính quyền và nhân dân thành phố đang tranh thủ hiệu quả các nguồn lực, tập trung giải quyết khó khăn, vướng mắc, phấn đấu xây dựng TP Hòa Bình trở thành đô thị hiện đại, có bản sắc, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh, cửa ngõ vùng Tây Bắc.
Lê Chung
(HBĐT) - Gần 40 năm đã trôi qua từ cuộc vén dân lịch sử để xây dựng Thủy điện Hòa Bình, hồ Hòa Bình giờ đây đã được quy hoạch khu du lịch quốc gia, hứa hẹn nhiều bứt phá phát triển KT-XH. Xóm Săng Bờ, xã Vầy Nưa (Đà Bắc) có cơ hội đổi đời khi nằm gần khu vực đền Bờ, trong vùng lõi phát triển du lịch. Tuy nhiên, thực tế người dân nơi đây đang phải vật lộn trong cuộc mưu sinh ổn định cuộc sống.
(HBĐT) - Tính đến nay, sau 2 năm thực hiện Chỉ thị số 30/CT-TU của BTV Tỉnh ủy (Chỉ thị 30) về tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn cờ bạc, số đề. Lực lượng chức năng đã đấu tranh, phát hiện, xử lý nhiều vụ đánh bạc dưới hình thức đánh số lô, đề với số tiền giao dịch lên đến hàng tỷ đồng/ngày.
(HBĐT) - Vậy là tôi đã thực hiện được ước nguyện đến Côn Đảo - vùng đất huyền thoại, nơi từng là "địa ngục trần gian” kéo dài hàng trăm năm và cũng là vùng đất của sự sống khát khao, mãnh liệt, quật cường. Chẳng vậy mà Côn Đảo đã trở thành trường học cách mạng của biết bao chiến sỹ cộng sản và những người yêu nước. Cùng với hệ thống nhà tù nghiệt ngã thì nghĩa trang Hàng Dương là di tích có giá trị tố cáo tội ác của chế độ thực dân, đế quốc với hàng vạn nấm mộ có tên và không tên. Là nơi yên nghỉ của biết bao người con ưu tú của dân tộc đã bị kẻ thù đầy ải chốn lao tù, xiềng xích, bởi vậy nơi đây đã trở thành địa chỉ giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ.
(HBĐT) - Tháng 8/2019, Trại tạm giam Công an tỉnh phát động cho phạm nhân viết thư với chủ đề "Gửi lời xin lỗi”. Từ chỗ e dè, ngại ngùng và không biết bắt đầu từ đâu, đến hết tháng 9 đã có 45 bức thư do 45 phạm nhân viết. Mỗi bức thư là một lời tự sự, một câu chuyện và hơn hết là những khát vọng sống được "đánh thức" trong những đêm chong đèn chắp bút.
Bài 2: Giúp doanh nghiệp, hợp tác xã tháo gỡ khó khăn trong sản xuất-kinh doanh
(HBĐT) - Hiệu quả hoạt động và những đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp (DN) đối với phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội của tỉnh hết sức rõ ràng. Theo chia sẻ của ông Nguyễn Cao Sơn, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh, những năm qua, được sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành tạo điều kiện về thủ tục hành chính, môi trường pháp lý, chính sách tín dụng, công tác đào tạo nguồn nhân lực và các dịch vụ công thuộc lĩnh vực ngành là việc làm rất thiết thực, tạo điều kiện giúp các DN nắm bắt, triển khai đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ và phát triển.
Bài 1 - Động lực phát triển của nền kinh tế
(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020, với sự nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp (DN) và nhân dân, KT-XH của tỉnh đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống người dân ngày một nâng cao. Tuy nhiên, theo đánh giá của Tỉnh ủy, còn 5 chỉ tiêu dự báo khó đạt, cần phải phấn đấu, trong đó có chỉ tiêu số DN hoạt động hiệu quả trung bình hàng năm tăng 355 DN. Mặc dù còn nhiều khó khăn, song phải khẳng định, những năm gần đây, cộng đồng DN tỉnh đã nỗ lực ổn định sản xuất, tiếp tục đầu tư mở rộng SX-KD, không ngừng đổi mới, sáng tạo, góp phần vào sự giàu mạnh của tỉnh.